Soạn Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh siêu ngắn

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh siêu ngắn nhất trang 120 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

- Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận so sánh và phân tích.

- Mục đích, tác dụng, cách kết hợp:

+ Mục đích: làm sáng tỏ luận điểm (chớ tự kiêu tự đại)

+ Tác dụng: tăng hiệu quả thuyết phục người nghe/đọc.

+ Trong đó, phân tích là thao tác chủ đạo còn so sánh là thao tác hỗ trợ.

Cần kết hợp linh hoạt nhiều thao tác lập luận trong đoạn/bài văn nghị luận.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn bàn về vẻ đẹp của một bài thơ:

VD: Viết đoạn văn bàn về những vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ.

a. Coi đoạn văn đã viết là một bộ phận của một bài văn hoàn chỉnh và cho biết:

- Chủ đề của bài văn: bàn về vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ.

- Để làm sáng tỏ chủ đề, cần triển khai những luận điểm sau:

+ Giới thiệu nhà thơ Tú Xương, bài thơ Thương vợ và hình tượng bà Tú.

+ Những vẻ đẹp của hình tượng bà Tú.

+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng bà Tú.

+ Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng bà Tú và liên hệ, bày tỏ cảm nghĩ của bản thân.

- Đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm những vẻ đẹp của hình tượng bà Tú ở phần thân bài.

b. Để làm sáng tỏ luận điểm những vẻ đẹp của hình tượng bà Tú, cần triển khai hai luận cứ:

+ Nỗi vất vả, gian truân, nhọc nhằn của bà Tú.

+ Những đức tính tốt đẹp của bà Tú.

- Cần vận dụng thao tác phân tích và so sánh để triển khai luận điểm:

+ Phân tích để thấy rõ các khía cạnh ở hình tượng bà Tú,

+ Phân tích những tín hiệu nghệ thuật để tổng hợp nội dung;

+ So sánh để chỉ ra tương đồng giữa vẻ đẹp của bà Tú với những những hình tượng phụ nữ khác trong ca dao, trong thơ Hồ Xuân Hương.

- Có thể sử dụng phân tích là thao tác chính, so sánh là thao tác hỗ trợ. 

- Cần sử dụng hài hòa, logic, liên kết giữa thao tác.


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

b. Phẩm chất hiếu học của người học sinh:

- Giải thích khái niệm “hiếu học” 

- Phân tích, chứng minh, bình luận:

+ Mặt tích cực, điều tốt đẹp mà phẩm chất này mang lại cho người học sinh (phân tích)

+ Biểu hiện của học sinh hiếu học (phân tích, kết hợp so sánh với những biểu hiện của sự lười nhác, qua loa trong học tập).

+ Nếu không hiếu học, người học sinh sẽ như thế nào? (so sánh kết hợp phân tích).

Bài giải tiếp theo