Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp siêu ngắn

Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp siêu ngắn nhất trang 11 SGK ngữ văn 9 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 11 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Đoạn (a):

- Phép phân tích (theo lối diễn dịch).

- Trình tự phân tích:

   + Cái hay thể hiện ở sự phối hợp các màu xanh khác nhau

   + Cái hay thể hiện ở sự phối hợp các cử động nhỏ

   + Các hay thể hiện ở vần thơ

   + Ở các chữ không non lép.

Đoạn (b):

- Phép phân tích kết hợp với tổng hợp.

- Trình tự phân tích:

   + Do nguyên nhân khách quan: gặp thời, hoàn cảnh bức bách, điều kiện thuận lợi.

   + Do nguyên nhân chủ quan: tài năng, sự phấn đấu kiên trì, không mệt mỏi, luôn trau dồi đạo đức.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 12 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Biểu hiện của học qua loa đối phó:

   + Học không đầu không đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một tí nhưng không biết sâu.

   + Học cốt chỉ để khoe mẽ, không dám bày tỏ ý kiến của mình.

   + Học cốt chỉ để thầy cô không trách phạt, chỉ lo giải quyết vấn đề trước mắt.

   + Kiến thức phiến diện, nông cạn, hời hợt.

- Tác hại của việc học đối phó và qua loa:

   + Đối với xã hội: Trở thành gánh nặng cho xã hội

   + Đối với bản thân: Không có hứng thú học tập, kết quả học tập ngày càng thấp, không có ích đối với xã hội.


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 12 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Lí do mọi người cần đọc sách:

- Sách vở nhiều, sức đọc, thời gian đọc của người ta chì có hạn do đó phải chọn lọc sách mà đọc.

- Chất lượng sách vở khác nhau, đa dạng, phong phú, vì vậy phải chọn sách hay và cần thiết để đọc. Không lãng phí sức đọc vào những quyển sách không thật sự cần thiết.

- Đọc sách phải đọc kĩ và hiểu sâu, do đó phải chọn lọc sách để đọc.

- Bên cạnh đọc sâu cũng cần đọc rộng, do đó phải chủ động lựa chọn những sách đọc cần thiết.


Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 12 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

      Biết cách đọc sách để xây dựng học vấn là những ý kiến gợi mở cách đọc sách, cách tự học, cách suy nghĩ cho mỗi chúng ta. Đó là bài học, là lời khuyên chí lí, chân thành. Một nét đặc sắc trong bài Bàn về đọc sách là tác giả đã sử dụng khá hóm hỉnh một số so sánh khi nói về phương pháp đọc sách, làm cho lí lẽ thêm phần gợi cảm, thấm thía. Như thế, muốn đọc sách cho có hiệu quả thiết thực, chúng ta ngoài việc lựa chọn những sách quan trọng để đọc sâu đọc kĩ, còn phải chú trọng đến một số sách nhằm đọc rộng hỗ trợ cần thiết cho việc nghiên cứu sâu.


Bài giải tiếp theo