Soạn bài Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm siêu ngắn

Soạn bài Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm siêu ngắn nhất trang 109 SGK ngữ văn 8 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Phần I

CHUẨN BỊ Ở NHÀ


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 109 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

Ôn tập về ngôi kể

a. - Kể theo ngôi thứ nhất là ngôi kể mà người kể xưng “tôi”, trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, nói ra cảm tưởng, suy nghĩa của mình → Tác dụng: bộc bạch trực tiếp, chân thực cảm xúc nhân vật.

   - Kể theo ngôi thứ ba là người kể giấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp mọi nơi, gọi tên các nhân vật bằng chính tên của họ, kể linh hoạt, tự do → Tác dụng: Tạo ra tính khách quan cho câu chuyện.

b. Ví dụ:

   - Ngôi kể thứ nhất: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Lão Hạc.

   - Ngôi kể thứ ba: Tức nước vỡ bờ, Cô bé bán diêm, Đánh nhau với cối xay gió.

c. Phải thay đổi ngôi kể để câu chuyện thêm sinh động, linh hoạt thú vị, để người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 110 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

Chuẩn bị luyện nói

   Muốn kể lại đoạn trích theo ngôi thứ nhất, phải thay đổi về: từ xưng hô (xưng tôi, gọi anh Dậu là chồng tôi / nhà tôi), lời dẫn thoại chuyển thành lời kể, lời miêu tả, biểu cảm cần có thêm cảm xúc chị Dậu (“tôi”).


Phần II

LUYỆN NÓI TRÊN LỚP

Trả lời câu hỏi (trang 110 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Đoạn văn tham khảo luyện nói:

   Tên người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh. Tôi nhanh tay, nắm ngay được gậy của hắn, giằng co, đu đẩy với hắn, rồi buông gậy ra, áp vào vật nhau với hắn. Hai đứa trẻ kêu khóc om sòm. Cuối cùng, hắn bị tôi túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

- Chú ý:

+ Điều chỉnh giọng nói cho phù hợp với ngôi kể, nhất là lời thoại.

+ Nhấn mạnh các yếu tố miêu tả và biểu cảm theo ngôi thứ nhất.

Bài giải tiếp theo


Bài học bổ sung