Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự siêu ngắn

Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự siêu ngắn nhất trang 44 SGK ngữ văn 10 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Phần I

 I - HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, DỰ KIẾN CỐT TRUYỆN

1. Trong phần trích, nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình hình thành ý tưởng cốt truyện cho truyện ngắn Rừng xà nu

(hình thành ý tưởng từ sự việc có thật – đặt tên nhân vật – dự kiến cốt truyện – thêm các nhân vật hư cấu – xây dựng tình huống…).

2. Qua lời kể của Nguyên Ngọc, ta có thể học tập kinh nghiệm: để viết một văn bản tự sự cần:

- Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện

- Xây dựng nhân vật và thiết lập mối quan hệ giữa các nhân vật

- Xây dựng tình huống và các chi tiết quan trọng, sắp xếp những gì đã dự kiến vào bố cục của văn bản.

 

Phần II

II - LẬP DÀN Ý

1. 

a. Nhan đề:

- Chị Dậu phá kho thóc Nhật

- Chị Dậu nuôi giấu cán bộ

b. Dàn ý

MB: Chị Dậu vụt chạy ra đêm tối, tìm đường về làng.

TB:

+ Chưa chạy được bao xa, chị Dậu bị chủ nhà cho người đuổi đánh vì lão già vu oan cho chị trộm cắp rồi bỏ trốn.

+ Hai cán bộ cách mạng cứu chị và đưa về chăm sóc, họ hỏi han gia cảnh và khuyên chị nghỉ ngơi thêm vài ngày rồi hãy về làng. Trong thời gian đó, họ giảng giải cho chị về lý tưởng cách mạng và khuyến khích chị tham gia nhưng chị chỉ im lặng vì sợ.

+ Chị Dậu sốt ruột tìm về nhà ngay mới hay tin anh Dậu lại bị bắt đi, thằng Dần và cái Tỉu nương nhờ bên nhà bà hàng xóm đã mấy hôm.

+ Chị đi tìm chồng nhưng không cứu được anh về lại bị đánh một trận đòn đau.

+ Chị nghĩ lại về hai người cán bộ từng giúp mình và đi tìm họ, xin họ giúp cứu chồng.

+ Hai cán bộ cách mạng tìm cách cứu được anh Dậu và truyền bá tư tưởng cách mạng cho cả hai vợ chồng.

+ Chị Dậu thấm nhuần lý tưởng cách mạng và vận động những người xung quanh. Khi tổng khởi nghĩa diễn ra, chị dẫn đầu đoàn người phá kho thóc Nhật.

- KB: chị Dậu và xóm làng mừng ngày tổng khởi nghĩa, chị Dậu đón cái Tý trở về.

2.

- Dự kiến ý tưởng về các nhân vật và diễn biến câu chuyện.

- Dàn ý bao gồm:

+ MB: Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, thời gian, không gian, nhân vật…).

+ TB: Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.

+ KB: kết thúc câu chuyện (cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết đặc sắc).

 

Luyện tập

Câu 1 (trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

MB: A vốn là một học sinh giỏi, ngoan hiền trong lớp nhưng cả tuần nay A không tập trung học tập và hay cáu gắt vì lo nghĩ chuyện mẹ mắc bệnh hiểm nghèo.

TB:

+ A buồn lo vì gia đình nghèo khó không có đủ tiền đưa mẹ đi bệnh viện lớn để chữa bệnh.

+ Giờ thể dục, các bạn đều ra sân tập, A ở lại trong lớp. A chợt nhớ ra lớp trưởng vừa thu tiền đi liên hoan cuối năm học của cả lớp. Nghĩ đến mẹ, A nảy sinh ý nghĩ trộm tiền.

+ A lấy trộm tiền trong cặp lớp trưởng và giấu ra nhà vệ sinh, khi ra về A đem về nhà mà lớp trưởng vẫn không hay biết vì không kiểm tra lại ví tiền trong cặp.

+ Hôm sau, cả lớp biết tin lớp trưởng làm mất tiền, nhiều bạn ác ý còn đổ cho lớp trưởng cố ý biển thủ để lấy tiền ăn chơi. A vô cùng sợ hãi, ân hận và cảm thấy tội lỗi với lớp trưởng.

+ A đến nhà thầy chủ nhiệm kể lại sự việc và xin thầy giúp đỡ. Thầy giúp A giải quyết sự việc, A nhận lỗi trước lớp và nói rõ lý do. Cả lớp không trách A còn tìm cách đăng tin lên mạng xã hội kêu gọi mọi người cứu lấy mẹ A.

KB: A vừa ân hận vừa cảm kích và càng nỗ lực hơn trong học tập và cuộc sống.

Câu 2 (trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

MB: Giới thiệu về đôi bạn muốn kể.

TB:

+ Hoàn cảnh của đôi bạn.

+ Những việc làm, hành động tốt đẹp mà đôi bạn giúp đỡ nhau.

+ Kết quả của những việc làm, hành động đó.  

KB: Cảm nghĩ về câu chuyện xúc động của đôi bạn.

 

Bài giải tiếp theo