Soạn bài Làng siêu ngắn

Soạn bài Làng siêu ngắn nhất trang 162 SGK ngữ văn 9 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu ...vui quá!) : Ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

- Phần 2 (tiếp ... đi đôi phần) : Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.

- Phần 3 (còn lại) : Tâm trạng của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.

Nội dung chính: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.

Trả lời câu 1 (trang 174 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

- Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông.

- Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư qua vùng ông.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 174 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

* Diễn biến tâm trạng ông Hai:

+ Khi nghe tin quá đột ngột ấy, ông Hai sững sờ.

+ Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy nhưng mọi sự thật trước mắt làm ông không thể không tin.

+ Từ lúc ấy, cái tin dữ ấy trở thành một nỗi ám ảnh day dứt trong ông.

+ Suốt mấy ngày sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình.

+ Khi đi nghe tin cải chính, làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh.

* Lí giải:

- Ông Hai yêu làng của mình, tự hào và tôn thờ nó.Thế mà, đùng một cái ông nghe được cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây. Càng yêu làng, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì bây giờ ông Hai lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu.


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 174 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

* Ông trò chuyện với đứa con nhỏ vì:

- Vì nó là đứa con út, nhỏ tuổi, ngây thơ, dễ nói chuyện, dễ bày tỏ.

- Đây là một đoạn đối thoại mà như độc thoại rất cảm động, bộc lộ tấm lòng gắn bó sâu sắc, bền chặt với quê hương, đất nước.

- Tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ.


Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 174 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí: cụ thể, chân thực, sâu sắc.

- Ngôn ngữ nhân vật : khẩu ngữ, tự nhiên, gần gũi với đời sống.