Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 2 bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm. Câu 1. I. Phần trắc nghiệm 1- C, 2- B, 3- D, 4- B, 5- A, 6- C, 7- D, 8- B, 9- B, 10 –D, 11- C, 12- D.


Phần I

TRẮC NGHỆM

1- A, D, B, C; 2- B; 3- D; 4- B; 5- A; 6- C; 7- D; 8- B; 9- B; 10 –D; 11- C; 12- D.

 

Phần II

TỰ LUẬN

Câu 1 (trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Đề bài: Nêu cảm nhận về bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương

Gợi ý:

Mở bài: 

- Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương

- Giới thiệu tác phẩm Tự tình

Thân bài:

* Hai câu đề:

- Thời gian: đêm khuya

- Không gian: trống trải, văng vẳng tiếng trống canh dồn

- Đảo ngữ

=> Nhấn mạnh vào sự cô đơn, lẻ loi, bẽ bàng của người phụ nữ. Tuy nhiên, câu thơ cũng thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình.

* Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi

- Câu 3: gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa

- Chén rượu hương đưa: Tình cảnh lẻ loi, mượn rượu để giải sầu

- Say lại tỉnh: vòng luẩn quẩn không lối thoát, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như cuộc tình vướng vít cũng nhanh tan, để lại sự rã rời

=> Vòng luẩn quẩn ấy gợi cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận

- Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn e chề

- Hình tượng thơ chứa hai lần bi kịch:

+ Vầng trăng bóng xế: Trăng đã sắp tàn ⇒ tuổi xuân đã trôi qua

+ Khuyết chưa tròn: Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn, tròn đầy ⇒ sự muộn màng dở dang của con người

- Nghệ thuật đối tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở

=> Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.

* Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương

- Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính:

+ Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu

+ Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”

+ Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh

+ Nghệ thuật đối, đảo ngữ ⇒ Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt

=> Sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng

=> Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người

* Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi

- Ngán: chán ngán, ngán ngẩm

- Xuân đi xuân lại lại: Từ “xuân” mang hai ý nghĩa, vừa là mùa xuân, đồng thời cũng là tuổi xuân

=> Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại ⇒ chua chát, chán ngán- Mảnh tình: Tình yêu không trọn vẹn

- Mảnh tình san sẻ: Càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi, mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nhưng ở đây còn phải san sẻ

- Tí con con: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn

=> Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con

=> Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ

Kết bài: Đánh giá chung

Câu 2 (trang 128 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Dàn ý chi tiết:

Mở bài:

- Tầm quan trọng của nghề nghiệp

– Vấn đề nghị luận: Việc chọn nghề trong tương lại

* Thân bài:

a) Thực tế xã hội và sự cần thiết của việc chọn nghề:

b) Những cách chọn nghề trong thực tế hiện nay:

- Chọn nghề kiếm được nhiều tiền

- Chọn nghề đang được ưa chuông

- Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của bản thân thường

- Chọn nghề mà mình yêu thích

c. Quan điểm lựa chọn của cả nhân:

- Mục tiêu đặt ra trong cuộc sống.

- Năng lực thực tế của bản thân.

- Quan điểm lựa chọn.

- Định hướng phấn đấu hiện tại.

- Bác bỏ những quan điểm sai lầm:

d) Bàn luận:

+ Cần có định hướng nghề nghiệp

+ Tránh những trường hợp:  lựa chọn nghề nghiệp mà không suy nghĩ; vượt quá khả năng thực tế của bản thân, lựa chọn theo niềm yêu thích dù nó không phù ,…

Kết bài:

- Vấn đề đặt ra trước mắt thanh niên hiện nay không phải chỉ là chọn nghề gì mà còn là

- Cách tốt nhất để lựa chọn đúng nghề nghiệp

 

Bài giải tiếp theo