Soạn bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Ngô Sĩ Liên. Câu 1: - Sách lược chống giặc phải linh hoạt, uyển chuyển


Câu 1

Câu 1 (trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Sách lược chống giặc phải linh hoạt, uyển chuyển

- Phải có sự đoàn kết toàn dân.

- Muốn vậy, phải “khoan thư sức dân” ( giảm thuế  khóa, bớt hình phạt, chăm lo để nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc…),

 

 


Câu 2

Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Trước lời nói của Yết Kiêu và Dã Tượng, ông "cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người”.

- Trước lời nói của Hưng Vũ Vươne, ồng "ngầm cho là phải”.

- Trước lời nói của Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng, ông nổi giận rút gươm định trị tội và thậm chí sau này không muốn Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối.

=> Điều này cho thấy tấm lòng trung nghĩa với vua, với nước, không tư lợi của Trần Quốc Tuấn, ông là người thận trọng và quyết đoán và cũng chân thành, nghiêm khắc trong giáo dục con cái.


Câu 3

Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Những đặc điểm nổi bật của Trần Quốc Tuấn : tấm lòng trung quân ái quốc ; vị tướng anh hùng có tài năng, đức độ.

- Sự khéo léo trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật :

+ Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ : quan hệ với nước, với vua (thà chết xin nhà vua không đầu hàng giặc), với dân (nhắc nhở vua khoan sức dân, phò trợ dân), với tướng sĩ dưới quyền (tận tâm dạy bảo) và quan hệ với con cái (nghiêm khắc giáo dục), với bản thân (giữ đạo trung nghĩa)…

+ Nhân vật với tình huống có tính thử thách : mâu thuẫn giữa “hiếu” và “trung”, Trần Quốc Tuấn đặt trung lên hiếu, nợ nước trên tình nhà.


Câu 4

Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Kể chuyện không theo trình tự thời gian mà ngược dòng từ thời điểm Hưng Đạo Vương bị ốm (sao sa: điềm báo qua đời) trở về trước.

- Cách kể chuyện hấp dẫn bằng cách kể lại những tình huống tiêu biểu, quan trọng để làm nổi bật nhân vật, không kể triền miên, lan man.

- Khéo léo lồng ghép những nhận xét sắc sảo về nhân vật giúp định hướng người đọc.

- Kể sử nhưng không nặng nề về sự kiện, thời gian mà tập trung vào những câu chuyện sinh động làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật, tạo hứng thú cho người đọc.



Câu 5

Câu 5 (trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

- Chọn đáp án B


LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Tóm tắt:

 - An Sinh Vương hiềm khích với Trần Thái Tông, trước lúc mất dặn con phải lấy được thiên hạ; Quốc Tuấn ghi nhớ lời dặn của cha nhưng không cho là phải, một lòng kính cẩn giữ tiết làm tôi. Ông đi hỏi ý kiến hai người gia nô và hai người con.

 - Quốc Tuấn soạn sách Binh gia diệu lí yếu lược để dạy các tướng, sưu tập binh pháp các nhà làm thành Bát quái cưu cung đồ.

- Quốc Tuấn giữ Lạng Giang, liên tiếp đánh bại hai lần người Nguyên vào cướp.

 - Quốc Tuấn được Thánh Tông cho phép được phong quyền phong tước cho người khác, từ Minh tự trở xuống, chỉ có tước Hầu thì phong trước rồi râu sau; nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho một người nào.

 - Ngày 24, tháng 6, năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương ốm, vua ngự tới thăm và hỏi về kế sách giữ nước.

 - Ngày 20 tháng 8, năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.

Câu 2 (trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Giới thiệu một số tài liệu có liên quan:

- Ba lần đánh tan quân Nguyên-Mông

- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông thế kỉ XIII (Hà Văn Tấn-Phạm Thị Tâm).

 

 


Bố cục

Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (“Tháng sáu... giữ nước”): Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.

- Phần 2 (“Quốc Tuấn là con... viếng”): Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của cha, trong câu chuyện với gia nô và hai con trai.

- Phần 3 (còn lại): Những công tích lớn, trước tác chính và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn.





ND chính

Nội dung chính:

Khắc họa tài năng, đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn.

 

Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ

Bài giải tiếp theo


Bài học bổ sung