Soạn bài Hoán dụ
Soạn bài Hoán dụ trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2. Câu 2. Hoán dụ có gì giống và khác với ẩn dụ? Cho ví dụ minh hoạ.
Lời giải chi tiết
I. HOÁN DỤ LÀ GÌ?
1. Các từ ngữ in đậm trong câu thơ chỉ ai?
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
2. Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào?
3. Nêu tác dụng của cách diễn đạt này.
Trả lời:
1.
Áo nâu, áo xanh: chỉ những người nông dân và công nhân.
Nông thôn và thị thành: chỉ những người sống ở nông thôn và sống ở thành thị.
2.
- Giữa áo nâu, áo xanh với sự vật được chỉ có mối quan hệ giữa đặc điểm, tính chất: người nông dân thường mặc áo nâu, còn người công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc.
- Giữa nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thị thành) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thành thị).
3. Cách dùng như trên ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm súc cho câu văn, nêu bật được đặc điểm của những người được nói đến.
II. CÁC KIỂU HOÁN DỤ
1. Em hiểu các từ ngữ in đậm dưới đây như thế nào?
a) Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
b) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Ca dao)
c) Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
(Tố Hữu)
2. Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một và ba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào?
3. Từ những ví dụ đã phân tích ở phần trên, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.
Trả lời:
1+2:
a) Bàn tay - một bộ phận của con người, được dùng thay cho người lao động nói chung (quan hệ bộ phận - toàn thể).
b) Một, ba - số lượng cụ thể, được dùng thay cho số ít và số nhiều nói chung (quan hệ cụ thể - trừu tượng).
c) Đổ máu - dấu hiệu, thường được dùng thay cho sự hi sinh, mất mát nói chung (quan hệ dấu hiệu của sự vật - sự vật). Trong bài thơ của Tố Hữu, đổ máu chỉ dấu hiệu của chiến tranh.
3. Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo phép hoán dụ:
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể.
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
III. LUYỆN TẬP
1. Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì.
a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.
(Hồ Chí Minh)
b) Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.
(Hồ Chí Minh)
c) Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Tố Hữu)
d) Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
(Tố Hữu)
Trả lời:
Các hoán dụ có trong các câu văn, thơ và mối quan hệ giữa chúng:
a) Làng xóm - người nông dân: quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
b) Mười năm - thời gian trước mắt; trăm năm - thời gian lâu dài: quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.
c) Áo chàm - người Việt Bắc: quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật.
d) Trái Đất - nhân loại: quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
2. Hoán dụ có gì giống và khác với ẩn dụ? Cho ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
Các em có thể thấy rõ sự giống và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ qua bảng sau:
|
ẨN DỤ |
HOÁN DỤ |
GIỐNG |
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác |
|
KHÁC |
Dựa vào quan hệ tương đồng. Cụ thể là tương đồng về: - hình thức - cách thức thực hiện - phẩm chất - cảm giác |
Dựa vào quan hệ tương cận. Cụ thể: - bộ phận - toàn thể - vật chứa đựng - vật bị chứa đựng - dấu hiệu của sự vật - sự vật - cụ thể - trừu tượng. |
Ví dụ: Ẩn dụ:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bển thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Hoán dụ:
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu, túi vải, đẹp tươi lạ thường.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Hoán dụ timdapan.com"