Hoán dụ

Soạn bài Hoán dụ siêu ngắn nhất trang 82 SGK ngữ văn 6 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Phần I

HOÁN DỤ LÀ GÌ?

1. Các từ ngữ in đậm chỉ:

- Áo nâu, nông thôn: chỉ người nông dân.

- Áo xanh, thị thành: chỉ người công nhân, nhân dân ở thành phố.

2. Các từ: áo nâu, nông thôn, áo xanh, thành thị có mối quan hệ gần gũi với nhau.

3. Tác dụng của cách diễn đạt: ngắn gọn, tăng sức gợi hình, gợi cảm.


Phần II

CÁC KIỂU HOÁN DỤ

1. Các từ in đậm:

a) Bàn tay ta: bộ phận của cơ thể người dùng để cầm nắm, tượng trưng cho sức lao động, người lao động chân chính.

- Một, ba: Biểu thị số lượng cụ thể, chỉ sự hợp lại của các cá thể, tập thể tạo ra sức mạnh chung.

- Đổ máu: là thương tích, mất mát, hi sinh, ở đây nhắc đến sự kiện khởi nghĩa tháng 8/1945 ở thành phố Huế.

2.

- Câu a: biểu thị mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể.

- Câu b: biểu thị mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng. 

- Câu c: biểu thị quan hệ dấu hiệu của sự vật với sự vật.

3. Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ:

- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

- Lấy vật chứa để gọi vật bị chứa đựng.

- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.


Phần III

LUYỆN TẬP


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 84, SGK Ngữ văn, tập 2):

a) Làng xóm ta: chỉ nhân dân sống trong làng xóm.

=> Quan hệ: vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.

b)

- Mười năm: ngắn, cụ thể.

- Trăm năm: dài, trừu tượng.

=> Quan hệ: cụ thể và trừu tượng.

c) Áo chàm: chỉ trang phục người dân Việt Bắc thường mặc.

=> Quan hệ: dấu hiệu của sự vật và sự vật.

d) Trái đất: chỉ loài người sống trên trái đất.

=> Quan hệ: vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 84, SGK Ngữ văn, tập 2):

Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ:

 

Ẩn dụ

Hoán dụ

Giống nhau

Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

Khác nhau

Dựa vào mối quan hệ tương đồng (qua so sánh ngầm).

- Về hình thức

- Về cách thức

- Về phẩm chất

- Về cảm giác

Dựa vào mối quan hệ tương cận (gần gũi).

- Bộ phận – toàn thể

- Vật chứa – vật bị chứa

- Dấu hiệu – sự vật

- Cụ thể - trừu tượng

Ví dụ

Tiếc thay hạt gạo trắng ngần

Đã vo nước đục lại vần than đen.

Nhớ ông cụ mắt sáng ngời

Áo nâu, túi vải, đẹp tươi lạ thường.

Bài giải tiếp theo
Tập làm thơ bốn chữ

Video liên quan