Soạn bài Hệ thống hóa kiến thức đã học SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết
Nêu tên các loại, thể loại văn bản được học trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập một và nhan đề văn bản đọc thuộc từng loại, thể loại ấy. Lập bảng thống kê các khái niệm then chốt cần dùng để đọc hiểu những văn bản trong Ngữ văn 11, tập một và giải thích ngắn gọn về từng khái niệm.
Câu 1
Câu 1 (trang 155, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nêu tên các loại, thể loại văn bản được học trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập một và nhan đề văn bản đọc thuộc từng loại, thể loại ấy.
Phương pháp giải:
Xem lại các văn bản đã học
Lời giải chi tiết:
Tiêu chí Văn bản
|
Tác giả |
Thể loại của văn bản |
Vợ nhặt |
Kim Lân |
Truyện ngắn |
Chí Phèo |
Nam Cao |
|
Cải ơi! |
Nguyễn Ngọc Tư |
|
Nhớ đồng |
Tố Hữu |
Thơ trữ tình |
Tràng Giang |
Huy Cận |
|
Con đường mùa đông |
Pu-skin |
|
Thời gian |
Văn Cao |
|
Cầu hiền chiếu |
Ngô Thì Nhậm |
Văn bản nghị luận |
Tôi có một ước mơ |
Mác-tin Lu-thơ-kinh |
|
Một thời đại trong thi ca |
Hoài Thanh |
|
Tiếp xúc với tác phẩm |
Thái Bá Vân |
|
Lời tiễn dặn |
Truyện thơ dân tộc Thái |
Truyện thơ |
Dương phụ hành |
Cao Bá Quát |
|
Thuyền và biển |
Xuân Quỳnh |
|
Nàng Ờm |
Truyện thơ dân tộc Mường |
|
Sống, hay không sống – đó là vấn đề |
Uy-li-am Sếch-xpia |
Kịch |
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài |
Nguyễn Huy Tưởng |
|
Prô-mê-tê bị xiềng |
Eschyle |
Câu 2
Câu 2 (trang 155, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Lập bảng thống kê các khái niệm then chốt cần dùng để đọc hiểu những văn bản trong Ngữ văn 11, tập một và giải thích ngắn gọn về từng khái niệm.
Phương pháp giải:
Chú ý vào phần tri thức ngữ văn của mỗi bài.
Lời giải chi tiết:
Khái niệm |
Giải thích ngắn gọn |
Truyện ngắn hiện đại |
là thể loại tự sự cỡ nhỏ, ở đó, sự ngắn gọn được nhìn nhận là một đặc trưng nổi bật. Thường chỉ xoay quanh một, hai tình huống diễn ra trong khoảng thời gian, không gian hạn chế. |
Câu chuyện và truyện kể |
Câu chuyện (còn có thể gọi là truyện gốc) là nội dung của tác phẩm tự sự bao gồm nhân vật, bối cảnh và sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian. Truyện kể gắn liền với câu chuyện nhưng không đồng nhất: nó bao gồm các sự kiện được tổ chức theo mạch kể của văn bản tự sự, gắn liền với vai trò của người kể chuyện, hệ thống điểm nhìn và lớp lời văn nghệ thuật. |
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết |
Ngôn ngữ nói (còn gọi là khẩu ngữ) là ngôn ngữ âm thanh, được tiếp nhận bằng thính giác. Ngôn ngữ nói gắn liền với hoạt động giao tiếp của con người trong đời sống thường nhật. Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết, được dùng trong sách, báo, văn bản hành chính, thư từ,... Ngôn ngữ viết tồn tại trong các văn bản xuất hiện dưới nhiều hình thức vật thể khác nhau: bản viết tay, bản đánh máy, bản in, bản chữ nổi dành cho người khiếm thị,...
|
Cấu tứ và tứ thơ |
Cấu tứ là một khâu then chốt, mang tính chất khởi đầu của hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ nói riêng. Tứ thơ đưa bài thơ thoát khỏi sơ đồ ý khô khan, trừu tượng để hiện diện như một cơ thể sống. Nhờ có tứ thơ, tổ chức của bài thơ trở nên chặt chẽ, mọi yếu tố cấu tạo đều liên hệ mật thiết với nhau và đều hướng về một ý tưởng – hình ảnh trung tâm.
|
Yếu tố tượng trưng trong thơ |
Trong lĩnh vực sáng tác văn học – nghệ thuật nói chung, sáng tác thơ ca nói riêng, thuật ngữ tượng trưng trước hết được dùng để chỉ một loại hình ảnh, hình tượng mang tính đặc thù. Ở đó, người nghệ sĩ thường sử dụng các hình ảnh, sự vật có thể tri giác được hay các câu chuyện cụ thể để diễn tả hoặc gợi lên cảm nhận sâu xa về những vấn đề có ý nghĩa bao trùm và mang tính bản chất. Yếu tố tượng trưng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính chất tượng trưng của bài thơ. Mọi hình ảnh, hình tượng thơ, xét từ bản chất, đã có tính chất tượng trưng. |
Ngôn ngữ văn học |
Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ biểu đạt đặc thù của sáng tác văn học. Trên cơ sở ngôn ngữ chung của đời sống do nhân dân sáng tạo nên, ngôn ngữ văn học hình thành và phát triển phong phú nhờ lao động tinh thần đặc biệt và đầy cảm hứng của nhà văn. |
Văn bản nghị luận |
Một văn bản nghị luận bao gồm nhiều thành tố: luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng,... Các thành tố đó được tổ chức thành một chỉnh thể, có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhằm đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất. Là thành tố có tính chất bao trùm, luận đề có chức năng định hướng việc triển khai các luận điểm. Các luận điểm trong văn bản nghị luận, với sự thống nhất của lí lẽ và bằng chứng, có nhiệm vụ làm rõ từng khía cạnh và thể hiện tính nhất quán của luận đề. Mối quan hệ có tính bản chất giữa các thành tố như vậy tạo nên cấu trúc đặc thù của văn bản nghị luận.
|
Yếu tố bổ trợ trong văn bản nghị luận |
Để tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận, ngoài lí lẽ và bằng chứng, người viết còn có thể sử dụng một số yếu tố bổ trợ như: thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm,... |
Truyện thơ và truyện thơ dân gian |
Truyện thơ thuộc loại hình tự sự, có cốt truyện, câu chuyện, nhân vật, lời kể... nhưng lại được thể hiện dưới hình thức thơ. Truyện thơ dân gian do tầng lớp bình dân hoặc các trí thức sống gần gũi với tầng lớp bình dân sáng tác; lưu hành chủ yếu bằng con đường truyền miệng nhưng cũng có khi thông qua các văn bản viết. Truyện thơ dân gian khai thác đề tài từ nhiều nguồn khác nhau như truyện cổ, sự tích tôn giáo hay những câu chuyện đời thường. Kế thừa truyền thống của dân ca với sự kết hợp hài hoà yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình, các truyện thơ dân gian đã thể hiện được một cách sinh động đời sống hiện thực và những tình cảm, ước mơ, khát vọng của nhiều lớp người trong xã hội, nhất là những người lao động nghèo.
|
Yếu tố tự sự trong thơ trữ tình |
Thơ trữ tình không đặt trọng tâm vào việc kể một câu chuyện, có nhân vật, có tính cách, có bối cảnh không gian và thời gian với rất nhiều chi tiết cụ thể như truyện thơ, mà ưu tiên hàng đầu cho việc thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình. |
Bi kịch và xung đột trong bi kịch |
Bi kịch là một thể loại thuộc về kịch. Thông qua sự dàn cảnh, luân chuyển lời đối thoại, độc thoại, hành động của nhân vật trên sân khấu, bi kịch tập trung diễn tả những xung đột hệ trọng, đạt tới mức căng thẳng tột độ giữa những mong muốn, hành động cao đẹp, hào hùng của con người với những tình thế bi đát không thể đảo ngược của thực tại hay với những trở ngại tồn tại ngay trong bản tính con người. Việc thắt nút, triển khai và giải quyết những xung đột như vậy làm nên cốt truyện bi kịch. Bi kịch thường kết thúc bằng thảm cảnh hay bằng cái chết của một loạt nhân vật. Xung đột trong bi kịch là những mâu thuẫn gay gắt giữa lựa chọn hành động tự do của nhân vật như một nhân cách mạnh mẽ với cái tất yếu vốn được thể hiện qua những thể lực như định mệnh, bản tính tự nhiên, định kiến thời đại, thực tại xã hội,...
|
Hiệu ứng thanh lọc bi kịch |
Khi theo dõi hành động kịch căng thẳng, gay gắt, kết cục bi thảm, người tiếp nhận bi kịch có thể sợ hãi, kinh hoàng, thương cảm, xót xa như chính mình đang trải nghiệm những bế tắc trong cuộc sống cùng nhân vật, để rồi sau đó thấy căm ghét cái đê tiện, giả dối; ngưỡng mộ, cảm phục cái cao cả; tâm hồn như được thanh lọc, trở nên hải hòa, thăng bằng hơn. |
Câu 3
Câu 3 (trang 155, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tổng hợp những nội dung thực hành tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một theo các gợi ý sau:
– Nội dung thực hành;
– Khái niệm hay quy tắc cần nắm vững;
– Ý nghĩa của hoạt động thực hành.
Phương pháp giải:
Chú ý vào phần Tiếng Việt được học
Lời giải chi tiết:
Tiêu chí Nội dung thực hành |
Khái niệm hay quy tắc cần nắm vững |
Ý nghĩa của hoạt động thực hành |
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết |
Ngôn ngữ nói (còn gọi là khẩu ngữ) là ngôn ngữ âm thanh, được tiếp nhận bằng thính giác. Ngôn ngữ nói gắn liền với hoạt động giao tiếp của con người trong đời sống thường nhật Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết, được dùng trong sách, báo, văn bản hành chính, thư từ,... Ngôn ngữ viết tồn tại trong các văn bản xuất hiện dưới nhiều hình thức vật thể khác nhau: bản viết tay, bản đánh máy, bản in, bản chữ nổi dành cho người khiếm thị,...
|
Giúp người thực hành có thể phân biệt được trong hoàn cảnh nào nên dùng ngôn ngữ nói, hoàn cảnh nào nên dùng ngôn ngữ viết, từ đó là tăng giá trị biểu đạt và thông điệp được truyền tải cũng sẽ rõ ràng hơn. |
Nhận biết những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường |
Cần: - Nắm vững những quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của tiếng Việt -Thực hiện việc đối chiếu, so sánh các phương án sử dụng ngôn ngữ khác nhau. - Một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học: Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm “lạ hoá” đối tượng được nói tới. |
Việc phá vỡ quy tắc thông thường không chỉ thể hiện sự tài hoa trong việc sử dụng ngôn từ của người viết mà nó còn gây hứng thú, ấn tượng sâu sắc đến người đọc người nghe của tác phẩm. |
Những lưu ý trong việc sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết |
Tuỳ hoàn cảnh và mục đích giao tiếp, chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Nhưng nếu đã sử dụng ngôn ngữ ở dạng nào thì cần đảm bảo sự nhất quán trong cách dùng từ ngữ, đặt câu phù hợp với dạng đó.
|
Giúp người thực hành có thể phân biệt được trong hoàn cảnh nào nên dùng ngôn ngữ nói, hoàn cảnh nào nên dùng ngôn ngữ viết, để biết cách sử dụng cho phù hợp với từng ngữ cảnh, từ đó là tăng giá trị biểu đạt và thông điệp được truyền tải cũng sẽ rõ ràng hơn. |
Nhận biết lỗi và thành phần câu và cách sửa |
* Thiếu thành phần nòng cốt - Câu thiếu chủ ngữ + CS1: dựa vào ngữ cảnh để bổ sung chủ ngữ phù hợp + CS2: lược bỏ quan hệ từ ở đầu câu để bộ phận đứng sau đó trở thành chủ ngữ - Câu thiếu vị ngữ + CS1: thêm từ “là” để biến thành phần chêm xen thành vị ngữ. + CS2: giữ nguyên thành phần chêm xen, dựa vào ngữ cảnh để bổ sung vị ngữ phù hợp - Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ + CS: dựa vào ngữ cảnh, bổ sung thành phần nòng cốt để hoàn thành câu * Sắp xếp sai vị trí thành phần câu - Thiếu vế câu + CS: bổ sung quan hệ từ phù hợp, tương ứng với quan hệ từ đã có ở vế câu trước.
|
Người thực hành có thể nắm được những kiến thức cơ bản về cách viết câu sao cho đúng ngữ pháp để từ đó tránh những lỗi sai ngữ pháp không cần thiết trong quá trình viết và trong quá trình nói. |
Câu 4
Câu 4 (trang 155, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Liệt kê những kiểu bài viết đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một theo bảng gợi ý sau:
STT |
Kiểu bài viết |
Đề tài được gợi ý |
Đề tài đã viết |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phương pháp giải:
Chú ý vào phần kiến thức về phần viết đã học.
Lời giải chi tiết:
STT |
Kiểu bài viết |
Đề tài được gợi ý |
Đề tài đã viết |
1 |
Viết văn nghị luận về một tác phẩm truyện |
Bàn về nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa |
Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao |
2 |
Viết văn nghị luận về một tác phẩm thơ |
Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch |
Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận |
3 |
Viết văn nghị luận về một vấn đề xã hội |
- Lắng nghe những tiếng thì thầm của cuộc sống - Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương - Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách? - Việc tiếp thu ý kiến của người khác có mâu thuẫn với việc khẳng định tính tự chủ của bản thân? - Ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội là gì
|
Ý nghĩa của việc phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội là gì? |
4 |
Viết văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) |
- Tự bảo vệ mình trước các tệ nạn xã hội - Thực hành lối sống xanh - Đấu tranh cho bình đẳng giới - Sự cần thiết của việc học ngoại ngữ - Trách nhiệm với lớp người yếu thế trong xã hội…
|
Tôn trọng sự khác biệt |
5 |
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội |
Tìm hiểu thêm về kinh thành Thăng Long thời Hậu Lê. |
Báo cáo nghiên cứu về Hoàng thành Thăng Long |
Câu 5
Câu 5 (trang 155, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nhớ lại các nội dung của hoạt động nói và nghe đã thực hiện trong sách giáo khoa
Ngữ văn 11, tập một trên các phương diện sau:
- Tên của nội dung hoạt động nói và nghe:
- Yêu cầu của hoạt động:
- Thách thức và ý nghĩa của hoạt động.
Phương pháp giải:
Chú ý vào phần kiến thức nội dung nghe và nói.
Lời giải chi tiết:
Tiêu chí Tên nội dung hoạt động nghe, nói
|
Yêu cầu của hoạt động |
Thách thức và ý nghĩa của hoạt động |
Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện |
- Giới thiệu những thông tin cơ bản về tác phẩm truyện được chọn để thuyết trình - Nêu được các khía cạnh trong nghệ thuật kể chuyện - Trình bày những phát hiện cá nhân về giá trị của tác phẩm - Thể hiện sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá khác nhau.
|
- Thách thức: nhiều tác phẩm quá khó, gây khó khăn cho việc tìm hiểu; khó thống nhất được quan điểm giữa các thành viên; đôi khi xảy ra xung đột nhỏ… - Ý nghĩa: học sinh sẽ biết cách giới thiệu về một tác phẩm về quy trình, các bước tiến hành sao cho hiệu quả nhất.
|
Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật |
- Cung cấp được thông tin về tác phẩm nghệ thuật một cách rõ ràng, chính xã - Nêu được lý do chọn giới thiệu tác phẩm - Trình bày được cảm nhận, quan điểm cá nhân của người nói về giá trị tác phẩm với lý lẽ, bằng chứng thuyết phục - Thể hiện sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng đối với một tác phẩm.
|
- Thách thức: nhiều tác phẩm quá khó, gây khó khăn cho việc tìm hiểu; khó thống nhất được quan điểm giữa các thành viên; đôi khi xảy ra xung đột nhỏ… - Ý nghĩa: học sinh sẽ biết cách giới thiệu về một tác phẩm về quy trình, các bước tiến hành sao cho hiệu quả nhất.
|
Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội |
- Nêu được vấn đề xã hội cần đánh giá, bình luận - Làm rõ được bản chất và vai trò của vấn đề trong đời sống xã hội - Trình bày được ý kiến đánh giá, bình luận của cá nhân về vấn đề; biết cách phân tích, đánh giá ý kiến của người khác - Rút ra được ý nghĩa của việc đánh giá, bình luận về vấn đề - Thể hiện sự tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác đối với vấn đề bàn luận.
|
- Thách thức: khó khăn trong việc thống nhất ý kiến giữa các thành viên; công việc phân chia chưa được đồng đều; phần chuẩn bị nội dung của mỗi người không giống nhau… - Ý nghĩa; học sinh sẽ học được cách đưa ra và bình luận về một vấn đề xã hội, từ đó nắm và hiểu được vấn đề bàn luận.
|
Thảo luận về một vấn đề trong đời sống |
- Chọn được vấn đề thảo luận có ý nghĩa gần gũi với trải nghiệm của tuổi trẻ, học đường - Nêu được các khía cạnh của vấn đề và những cách tiếp cận khác nhau - Thể hiện được quan điểm rõ ràng về vấn đề với lý lẽ thuyết phục và bằng chứng phù hợp, sinh động trong từng ý kiến phát biểu - Thể hiện được thái độ tôn trọng lẫn nhau trong thảo luận.
|
- Thách thức: xảy ra mâu thuẫn trong quá trình thảo luận; lượng công việc phân chia không được đồng đều; các ví dụ chưa sát với thực tế… - Ý nghĩa: giúp học sinh nắm được cách khai thác một vấn đề trong đời sống
|
Trình bày kết quả nghiên cứu |
- Giới thiệu được vấn đề nghiên cứu, lý do chọn đề tài - Trình bày khái quát những kết quả nghiên cứu chính - Sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn.
|
- Thách thức: một số đề tài khó, việc tìm kiếm thông tin khó khăn; lựa chọn những hình ảnh, biểu đồ chưa được phù hợp; cách trình bày chưa truyền tải được hết thông điệp. - Ý nghĩa: người nói có thể học được cách làm thế nào để làm và trình bày một kết quả nghiên cứu mang tính khoa học. Giúp người thực hiện hiểu rõ thêm về một vấn đề của cuộc sống.
|
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Hệ thống hóa kiến thức đã học SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết timdapan.com"