Soạn Đọc thêm Thơ hai-cư của Ba-sô - Lầu Hoàng Hạc - Nỗi oán của người phòng khuê - Khe chim kêu siêu ngắn

Soạn bài Đọc thêm: Thơ hai-cư của Ba-sô - Lầu Hoàng Hạc - Nỗi oán của người phòng khuê - Khe chim kêu siêu ngắn nhất trang 155 SGK ngữ văn 10 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Phần I

Trả lời câu 1,2,3,4,5,6 trang 157 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Câu 1: Tìm hiểu bài 1 và bài 2

- Bài 1:

+ Quê Ba-sô ở Mi-ê, ông lên Ê-đô ở mười năm mới trở lại Mi-ê. Nhưng đi rồi lại thấy nhớ Ê-đô và thấy Ê-đô thân thiết như quê hương mình.

+ Bài thơ thể hiện tình cảm thân thiết, gắn bó với mảnh đất nơi mình ở (chú ý cảm nhận qua: quý ngữ mười mùa sương chỉ thời gian 10 năm, các từ đất khách – quê – cố hương, tứ thơ đẹp).

- Bài 2:

+ Ba-sô ở kinh đô Ki-ô-tô thời trẻ, 20 năm sau mới quay trở lại.

+ Bài thơ này bày tỏ nỗi nhớ về kinh đô kỉ niệm và chính bản thân mình trong quá khứ cùng sự nuối tiếc thời gian, sự cảm khái trước nỗi vô thường (chú ý cảm nhận qua: quý ngữ chim đỗ quyên hay còn gọi là chim thời gian ở Nhật Bản, vừa gọi mùa hè vừa đại diện cho thời gian, tứ thơ đẹp ở Kinh đô/mà nhớ Kinh đô).

Câu 2: Tìm hiểu bài 3 và bài 4

- Bài 3: Nỗi đau đớn, xót xa trước sự qua đời của người mẹ yêu dấu được Ba-sô thể hiện qua hình ảnh giọt lệ nóng hổi rơi xuống bàn tay đang cầm nắm tóc bạc của mẹ. Quý ngữ làn sương thu giàu sức gợi (giọt lệ như sương hay tóc mẹ như sương hay cuộc đời ngắn ngủi như sương?). Bài thơ mờ ảo và đa nghĩa.

- Bài 4: Từ tiếng vượn hú, Ba-sô liên tưởng đến tiếng khóc thê lương của một em bé bị bỏ rơi trong rừng. Bài thơ vừa gợi hiện thực đau đớn ở Nhật Bản trước đây (vì nghèo đói mà cha mẹ phải bỏ con vào rừng hoặc đang tâm giết chết từ khi còn sơ sinh) vừa gợi nỗi xót thương khôn tả. Quý ngữ gió mùa thu tái tê giàu sức gợi và giàu biểu cảm, đem lại sự cảm nhận thấm thía cho người đọc.

Câu 3: Tìm hiểu bài 5

- Bài thơ bày tỏ lòng từ bi sâu sắc đối với những sinh vật bé nhỏ, tội nghiệp. Quý ngữ mưa đông và hình ảnh chú khỉ con đáng thương còn gợi đến những người nông dân, những em bé nghèo Nhật Bản co ro trong mưa lạnh. Bài thơ vì vậy giàu sức gợi và cũng chan chứa tinh thần nhân đạo.

Câu 4: Tìm hiểu bài 6 và bài 7

- Bài 6: Bài thơ tả cảnh mùa xuân với hình ảnh những cánh hoa anh đào hồng nhạt, mong manh rụng xuống làm gợn sóng mặt hồ Bi-wa. Cảnh tượng giản dị ấy gợi đến một tư tưởng lớn trong Thiền tông và tư tưởng Lão Trang, đó là sự vật tác động, chuyển hóa lẫn nhau một cách tinh tế.

- Bài 7: Tiếng ve là âm thanh, vách đá là sự vật. Trong cái vắng lặng u trầm, tác giả như cảm nhận được sự tương giao giữa các đối tượng, cảm nhận được tiếng ve đang xâm nhập, thấm sâu vào vách đá. Đó là sự liên tưởng độc đáo và hấp dẫn.

Câu 5: Tìm hiểu bài 8

- Đây là bài thơ từ thế của Ba-sô viết ngày 8/10/1964. Dù sức khỏe yếu ớt nhưng tâm hồn ông vẫn đầy ắp ước mơ lãng du, phiêu bồng, tâm hồn vẫn bay bổng trên những cánh đồng hoang vu, mong mỏi đến với mọi nơi trên cõi đời.

Câu 6: Tìm quý ngữ và cảm thức trong ba bài 6,7,8

- Bài 6: quý ngữ chỉ mùa xuân (cánh hoa đào), cảm thức thẩm mĩ Nhẹ nhàng.

- Bài 7: quý ngữ chỉ mùa hạ (tiếng ve ngâm), cảm thức thẩm mĩ Vắng lặng, U huyền.

- Bài 8: cảm thức thẩm mĩ Mềm mại, Nhẹ nhàng.


Phần II

Trả lời câu 1,2,3 trang 160 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Câu 1:

- Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí trong câu 2 thì toàn bài không nói gì về lầu cả. Dụng ý ở đây là ý thơ sâu sắc không nằm ở lầu mà nằm ở tích nhân (người xưa), ở Hoàng Hạc (hạc vàng) và ở hương quan (quê hương), tức là nằm ở nỗi niềm hoài cổ và thương nhớ quê hương.

Câu 2:

- Tất cả cảnh đều đẹp nhưng khiến người buồn vì cảnh còn đây nhưng người đã vắng bóng, nhà thơ cảm thấy trơ trọi, cô đơn và dấy lên nỗi niềm hoài cổ xót xa. Không những thế, cảnh đẹp nhưng là cảnh của phương xa càng khiến nhà thơ da diết nhớ thương quê hương của mình.

Câu 3:

- Nhất trí với ý kiến: bài thơ 56 chữ thì 55 chữ trước là bước chuẩn bị cho một chữ “sầu” đậu xuống, kết đọng trong tâm. Bởi lẽ, cảnh tuy đẹp nhưng gợi nỗi sầu hoài cổ, sự tích tuy hấp dẫn nhưng gợi nỗi cô đơn lạc lõng, cái trong trẻo tinh khôi của cảnh càng khiến con người soi chiếu thấy rõ lòng mình mà quay đầu nhớ thương quê cũ. Cả bài thơ mọi cung bậc cảm xúc cuối cùng đều quy tụ về chữ sầu mà thôi.


Phần III

Trả lời câu 1,2,3 trang 162 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Câu 1:

Tứ thơ đi theo sự vận động tâm trạng của người thiếu phụ: không biết buồn (câu 1) - vô tư trang điểm và lên lầu ngắm cảnh (câu 2) - bất ngờ nhìn thấy màu dương liễu (câu 3) - hốt hoảng và hối hận vì để chồng ra đi tìm ấn phong hầu.

=> Cấu tứ bài thơ dùng lối phản đề độc đáo, bất ngờ, có sức gợi lớn lao.

Câu 2:

Màu dương liễu vừa gợi mùa xuân, tuổi trẻ vừa là hình ảnh ước lệ tượng trưng cho sự li biệt. Bởi vậy, nhìn thấy màu dương liễu, người thiếu phụ từ trạng thái thanh thản, vô tư đột nhiên hối hận đã để chồng đi kiếm tước phong hầu. Nàng hối hận bởi tước phong hầu có ý nghĩa gì khi nhan sắc và tuổi xuân của nàng trôi đi trong cô đơn lẻ bóng, danh lợi có ý nghĩa gì khi đôi lứa không được ở bên nhau. Và sau cùng, tước phong hầu không phải là hạnh phúc, hạnh phúc là được ở bên người mình yêu thương.

Câu 3:

 Bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường bởi làm nổi bật được sự ngây thơ của con người khi lao vào cuộc chiến, sự mê muội của con người khi đi tìm hạnh phúc trong cái đích ấn phong hầu và diễn tả tài tình sự đổ vỡ tâm hồn, sự hối hận thảng thốt cùng bi kịch của biết bao người thiếu phụ bất hạnh và những tướng lĩnh hi sinh cuộc đời vì chiến tranh phi nghĩa, vô nghĩa. 


Phần IV

Trả lời câu 1,2 trang 164 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Câu 1:

- Cây quế cành lá sum sê nhưng hoa rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi, chi tiết này cho thất cảnh đêm xuân vô cùng tĩnh lặng =>tâm hồn nhà thơ bình yên, êm ả.

Câu 2:

- Mối quan hệ giữa động và tĩnh, hình và âm:

+ Trăng lên không có tiếng nhưng lại làm kinh sơn điểu bởi đêm cũng rất đỗi tĩnh mịch, lặng im, ánh sáng của vầng trăng khiến chim kinh động. Cái tĩnh lặng được gợi qua âm thanh khẽ khàng (hoa quế rụng, chim chốc chốc kêu).

+ Bài thơ gợi cảm giác tiếng đêm xao động tâm hồn bình yên, đó cũng là sự tài tình của bút pháp lấy động tả tĩnh.

Bài giải tiếp theo