Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Tiếng thu SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ và cho biết chủ thể ấy xuất hiện theo dạng thức nào (có từ nhân xưng rõ ràng, hoá thân vào nhân vật, một chủ thể ẩn)
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 19 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ và cho biết chủ thể ấy xuất hiện theo dạng thức nào (có từ nhân xưng rõ ràng, hoá thân vào nhân vật, một chủ thể ẩn)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nội dung bài thơ và xác định chủ thể trữ tình
Lời giải chi tiết:
- Chủ thể ẩn
- Không trực tiếp xuất hiện mà chỉ thể hiện qua những lời nói đầy da diết, hướng đến đối tượng “em”.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 19 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Bạn hiểu thế nào về nhan đề “Tiếng thu"? Bài thơ là lời của ai nói với ai, nói về điều gì và bằng thái độ, giọng điệu như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nhan đề và nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
- "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư là không nghe tiếng thu ấy bằng tai mà nghe bằng trí tưởng tượng, nghe vang lên trong tâm hồn, mỗi khi thấy lá ngoài đường rụng nhiều và những đám mây bàng bạc trên không… về một thời xa xưa với bao kỉ niệm.
- Lời của chủ thể trữ tình nói với “em". “em” ở đây có thể hiểu là người thương, người mà nhân vật trữ tình hướng đến trong mọi lời tâm sự.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 19 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu một số biểu hiện về sự phù hợp giữa các yếu tố hình thức như thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ… với chủ đề và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
- Năm chữ
- Trong không gian mùa thu được gợi mở một cách gián tiếp ấy, hình ảnh ánh trăng cũng hiện ra thật đặc biệt, nó vẫn đẹp như vậy nhưng không gợi niềm hân hoan, vui sướng khi thưởng ngắm.
- “Dưới trăng mờ thổn thức”, câu thơ gợi cho chúng ta liên tưởng đến không gian của một đêm trăng mùa thu, và cũng như chính cái mùa của sự phôi phai thì ánh trăng cũng nồng đượm nỗi buồn.
- Ánh trăng mờ gợi cho ta liên tưởng đến một đôi mắt long lanh, ngấn lệ của một con người đa tình, đang nhớ nhung trong đau khổ, mong chờ.
- Chủ đề: mùa thu
- Cảm hứng chủ đạo: dựa trên cảnh sắc hình ảnh bình dị của mùa thu. Gợi mở cho người đọc một bức tranh mùa thu đẹp nhưng cũng mang đến cảm giác man mác buồn.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 19 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Tiếng thu được sáng tác theo phong cách nào? Nêu một số biểu hiện của phong cách sáng tác được thể hiện qua văn bản
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
- Phong cách lãng mạn
- Lưu Trọng Lư đã mượn không gian, cảnh vật đặc trưng của mùa thu để thể hiện bức tranh tâm trạng đầy chân thực và sống động, đó chính là tâm trạng u buồn, có chút da diết, khắc khoải cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 19 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Tìm đọc bài thơ Thu vịnh (Nguyễn Khuyến). Chỉ ra và lí giải sự khác biệt giữa hai bài Thu vịnh và Tiếng thu ở các khía cạnh sau:
a. Cách cảm nhận và gợi tả bức tranh mùa thu.
b. Cách thể hiện tình cảm, tâm trạng của chủ thể trữ tình.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ nội dung bài thơ
- Tìm đọc bài thơ Thu vịnh (Nguyễn Khuyến)
Lời giải chi tiết:
Phương diện so sánh |
Thu vịnh |
Tiếng thu |
Từ ngữ |
gợi tả, ước lệ |
giản dị, quen thuộc, tả thực |
Nhịp điệu |
chậm rãi với âm hưởng trang nhã, nhịp 4/3 ; 2/2/3 |
âm điệu thổn thức, nhịp 3/2 |
Hình tượng |
mùa thu thanh cao và tĩnh lặng với trời xanh, nước xanh, cây xanh |
Lá vàng, hơi hướng tả thực, mới lạ |
Cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình |
Những rung động của tâm hồn Nguyễn Khuyến trước cảnh đẹp mùa thu, ngập ngừng bày tỏ một nỗi niềm thầm kín trước thời cuộc. |
Những rung động của tâm hồn khi thấy mùa thu mơ màng bất tận của người thi sĩ đồng thời cũng cho chúng ta thấy được nỗi lòng của người cô phụ đối người chồng nơi chinh chiến. |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Tiếng thu SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo timdapan.com"