Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Chiều xuân SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn
Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút của thi sĩ Anh Thơ hiện lên có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu làm nên nét riêng của bức tranh đồng quê ấy. Vần và nhịp của bài thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện vẻ đẹp đặc trưng của bức tranh chiều xuân ở thôn quê?
Câu 1
Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút của thi sĩ Anh Thơ hiện lên có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu làm nên nét riêng của bức tranh đồng quê ấy.
Phương pháp giải:
Dựa vào các chi tiết, hình ảnh trong bài thơ phân tích về vẻ đẹp của hình ảnh “chiều xuân”. So sánh hình ảnh ấy với các chi tiết “chiều xuân” đã xuất hiện trong các bài thơ, văn khác để nhận rõ sự khác biệt.
Lời giải chi tiết:
Mưa xuất hiện trong dòng thơ đầu tiên rất đỗi lặng lẽ trên bến đò vắng, cảnh vật thoáng buồn và chút tĩnh lặng, xe thêm cái lạnh của tâm hồn bằng sự trống trải
Từng giọt mưa mãi rơi hững hờ và “êm êm” trước mắt nhà thơ. Từ láy gợi tả hình ảnh những giọt mưa rơi nhẹ điểm xuyết cho khung cảnh, không ồn ào vồn vã hay nặng hạt mà có chút gì như chầm chậm theo từng khoảnh khắc thời gian.
Bến sông thì thưa khách đi đò chiều, vắng mênh mông, không gian rộng hơn và sự trống trải lan tỏa vào tâm hồn. Con đò nhỏ sau một ngày làm việc chở khách ngược xuôi trên dòng sông quê hương bây giờ nằm đấy và lắng vào phút giây nghỉ ngơi, mạn đò lung lay theo sóng nhỏ, vô tình trôi bềnh bồng theo nước sông.
Như thế đấy ta có cảm giác nhịp mưa rơi nhịp sóng vỗ nhẹ nhịp đò trôi hòa theo nhau tạo nên bức tranh giản dị nhưng sâu lắng bao cảm xúc. Ánh mắt nhà thơ chuyển hướng và cũng bắt gặp sự yên tĩnh đang bao trùm.
Quán tranh được nhà thơ nhân hóa qua động từ “đứng”. Không chỉ là “đứng” mà là “đứng im lìm” và “trong vắng lặng”, từ láy nối tiếp động từ như nhân thêm sự trống vắng không chỉ riêng bến sông gây hiệu ứng mạnh trong khổ thơ.
Nơi quán tranh này là trung tâm của hoang vắng và xơ xác khi ngày sắp kết thúc. Hoa tím rụng “tơi bời” vào những phút cuối của ngày dài. Dường như không chỉ con người mệt mỏi mà vạn vật cũng rã rời, trút bỏ tàn dư cuối cùng. Thời gian thì cứ mỗi phút trôi qua mang theo sự rộn ràng hối hả của ban ngày và thay thế là chiếc áo khá buồn tẻ vì cô đơn và vắng lặng khắp nơi.
Câu 2
Vần và nhịp của bài thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện vẻ đẹp đặc trưng của bức tranh chiều xuân ở thôn quê?
Phương pháp giải:
Dựa vào các câu thơ, vần và điệu trong bài thơ phân tích về vẻ đẹp của hình ảnh “chiều xuân”.
Lời giải chi tiết:
Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, khéo léo dùng ngòi bút của tác giả vẽ nên những hình ảnh bình dị nhưng thật ấm áp và chan chứa vẻ đẹp cuộc sống, bên cạnh đó theo dòng thơ mạch cảm xúc của người đọc được dâng lên và nhờ đó ta cảm nhận sâu nhất tình cảm cảm xúc của nhà thơ, đây chính là thành công khẳng định giá trị của bài thơ.
Đôi lúc nhịp thơ chầm chậm nhẹ nhàng sâu lắng đôi lúc lại mang đến cảm giác rộn ràng và vui vẻ, cả bài thơ như bài nhạc muôn giai điệu phong phú làm rung động trái tim suy nghĩ của người đọc bài thơ. Tấm lòng yêu thơ ca và yêu những gì thân thuộc giản dị của quê hương cùng tài năng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của bài thơ “Chiều xuân”.
Câu 3
Trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại, bức tranh quê trong bài thơ đem đến cho bạn suy nghĩ gì?
Phương pháp giải:
Dựa vào các chi tiết, hình ảnh trong bài thơ phân tích về vẻ đẹp của hình ảnh “chiều xuân”. Từ đó nêu lên cảm xúc đối với nhịp sống quê hương.
Lời giải chi tiết:
Những nét độc đáo, mới lạ được thể hiện qua sự duyên dáng, mềm mại của các câu thơ càng làm nổi bật phong cách lãng mạn của tác giả. Bức tranh tổng thể về buổi chiều xuân yên ả, thanh bình vừa hoà hợp với tâm hồn nữ sĩ vừa gợi nên tình cảm làng mạc, quê hương sâu sắc trong lòng mỗi con người.
Bài đọc
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Chiều xuân SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - siêu ngắn timdapan.com"