Dấu gạch ngang

Soạn bài Dấu gạch ngang siêu ngắn nhất trang 29 SGK ngữ văn 7 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Phần I

CÔNG DỤNG CỦA DẤU GẠCH NGANG

(trang 127, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

a) Đánh dấu bộ phận giải thích.

b) Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

c) Được dùng để thực hiện phép liệt kê.

d) Nối các bộ phận trong một liên danh.


Phần II

PHÂN BIỆT DẤU GẠCH NGANG VỚI DẤU GẠCH NỐI

(trang 130, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

1. Dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren được dùng để nối các tiếng trong phiên âm nước ngoài thuộc hệ ngôn ngữ Ấn - Âu

2. Cách viết dấu nối: ngắn hơn dấu gạch ngang.


Phần III

LUYỆN TẬP                                


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 130, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

    Công dụng của dấu gạch ngang:

a) Đánh dấu bộ phận giải thích.

b) Đánh dấu bộ phận giải thích.

c) Đánh dấu bộ phận giải thích và lời nói trực tiếp.

d) Nối các từ trong liên danh.

e) Nối các từ trong liên danh.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 131, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Công dụng của các dấu gạch nối: Nối các tiếng trong từ phiên âm tiếng nước ngoài.


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 131, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Đặt câu:

- Thiện Sĩ – con của Sùng ông, Sùng bà kết hôn cùng Thị Kính – con gái Mãng ông.

- Thanh Lan – bạn nữ duy nhất của trường – đã lọt vào vòng chung kết cuộc thi cờ tướng.



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến