Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn-ki-hô-tê) siêu ngắn

Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn-ki-hô-tê) siêu ngắn nhất trang 75 SGK ngữ văn 8 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 8, tập 1)

- Bố cục: 3 phần

+ Trước khi đánh nhau với cối xay gió: từ đầu đến “không cân sức”.

+ Trong khi đánh nhau với cối xay gió: từ “Nói rồi” đến “người ngã văng ra xa”.

+ Sau khi đánh nhau với cối xay gió: đoạn còn lại.

- Liệt kê năm sự việc chủ yếu của lão hiệp sĩ và bác giám mã:

+ Đôn-ki-hô-tê phát hiện thấy ba, bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn-ki-hô-tê cho rằng đó là những tên khổng lồ ghê gớm, cần giết hết bọn chúng.

+ Đôn-ki-hô-tê cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a cứu giúp rồi xông vào đánh cối xay gió.

+ Đôn-ki-hô-tê bị thương nặng vì bị cối xay gió đạp cánh quạt vào người và ngựa. Xan-chô đến cứu giúp, và hai thầy trò tranh luận nhau về cối xay gió.

+ Vừa bàn tán chuyện xả ra, hai thầy trò đi về phía cảng La-pu-xê vì theo Đôn-ki-hô- tê con đường này có nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau.

+ Đêm hôm ấy, hai người ngủ dưới vòm cây. Đôn-ki-hô- tê không ngủ để nghĩ về nàng Đuyn-xi-nê-a.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 79 SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tính cách Đôn-ki-hô-tê:

- Cái hay:

+ Có hoài bão, ước mơ tốt: diệt ác, cứu nguy.

+ Gan dạ, dũng cảm.

- Cái dở:

+ Nghiêm nghị, khắc khổ, cứng nhắc.

+ Điên rồ, hoang tưởng.

=> Điểm mấu chốt là do trí tuệ bị mê muội, hoang tưởng cho nên lẽ ra từ ước muốn, hành động đến quan niệm của Đôn Ki-hô-tê đều có nhiều điểm đáng biểu dương thì tất cả lại trở thành những chuyện nực cười, đáng trách.


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 79 SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tính cách Xan-chô Pan-xa:

- Mặt tốt:

+ Sống vui vẻ, tự nhiên, thoải mái.

+ Đầu óc sáng, thiết thực.

- Mặt xấu:

+ Nhát gan, hay sợ.

+ Thiển cận, vụ lợi.

=> Xan-chô Pan-xa vừa có những điểm tốt, đáng khen lại vừa có những điểm xấu, đáng chê.


Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 79 SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đối chiếu hai nhân vật:

Phương diện so sánh

Đôn-ki-hô-tê

Xan-chô Pan-xa


Ngoại hình

Gầy gò, cao lênh khênh.

Cưỡi trên con ngựa còm.

Binh giáp vũ khí đầy mình.

Béo lùn.

Cưỡi trên con lừa.

Rủng rỉnh bầu rượu và thức ăn ngon.

Nguồn gốc xuất thân

Qúy tộc

Nông dân

 

 

 Tính cách

- Có lí tưởng, hoài bão: cứu người lương thiện, trừ ác.

- Hành động theo quy ước, đúng bài bản của giới hiệp sĩ.

- Coi thường nhu cầu tự nhiên (đến bữa không ăn).

- Lảng tránh nguy hiểm, đau đớn.

-Tỉnh táo, cân nhắc kỹ trước khi hành động.

-Tự nhiên, chân thật, không giấu giếm.

-Thích được ăn, được uống thoải mái, no say.

 => Hai nhân vật trên tương phản nhau về nhiều khía cạnh nhưng lại không mâu thuẫn mà trái lại, song hành bổ sung cho nhau. 


Tóm tắt

       Hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô đang trên đường đi tìm những chiến công thì chợt phát hiện thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê liền chỉ cho người giám mã của mình thấy rằng đó là những tên khổng lồ và bày tỏ ý định giao chiến. Xan-chô biết ông chủ của mình nhầm đã hết sức can ngăn nhưng không thành. Đôn Ki-hô-tê hăng hái cầm giáo, thúc con ngựa gầy gò lao vào. Bỗng lúc đó gió nổi lên, cối xay gió bắt đầu chuyển động và Đôn Ki-hô-tê ngã lăn kềnh. Giáo gãy, ngựa và người văng ra, Đôn Ki-hô-tê bị đau như trời giáng. Nhưng dẫu bị thương rất nặng như thế, anh chàng hiệp sĩ mộng mơ vẫn quyết không kêu đau vì nghĩ rằng: "các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ". Đã vậy, chàng còn kiên quyết không ăn uống, chỉ nghĩ đến tình nương đã đủ no rồi! Xan - chô thấy vậy bèn bỏ rượu thịt ra đánh chén no nê một mình. Bác giám mã cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này kể ra cũng chẳng vất vả gì. Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ và chỉ tiếp tục miên man nghĩ đến tình nương. Hôm sau, hai thầy trò đi về phía cảng La-pi-xê, vì Đôn Ki-hô-tê nghĩ: "con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau".


ND chính

Đoạn trích khắc họa sự tương phản của hai nhân vật. Một nhân vật nực cười nhưng có những phẩm chất đáng quý, một nhân vật có những mặt tốt song cũng có nhiều điểm đáng chê trách.