Soạn bài Đại từ - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 1Câu 1. Từ nó ở đoạn văn đầu chỉ “em tôi”. Từ nó ở đoạn 2, trỏ “con gà” của anh Bốn Linh. bài Đại từ.


Phần I

THẾ NÀO LÀ ĐẠI TỪ?

Trả lời câu 1 (trang 55 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Từ ở đoạn văn đầu chỉ “em tôi”. Từ ở đoạn 2 trỏ “con gà” của anh Bốn Linh.

Em biết được vì:

- Đoạn 1, từ nó thay thế cho em tôi ở câu trước đó.

- Đoạn 2, từ nó thay thế cho con gà của anh Bốn Linh đã xuất hiện ở câu trước

 

Trả lời câu 2 (trang 55 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Từ “thế” trong đoạn văn thứ 3 trỏ "đem chia đồ chơi ra đi". Em hiểu được vì trước đó mẹ đang nói tới vấn đề chia đồ chơi ra.

 

Trả lời câu 3 (trang 55 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Từ “ai” ở đây là đại từ phiếm chỉ dùng để hỏi.

 

Trả lời câu 4 (trang 55 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

- Đoạn 1: là chủ ngữ

- Đoạn 2: là định ngữ

- Đoạn 3: từ thế là bổ ngữ cho động từ nghe

- Đoạn 4: ai là chủ ngữ.


Phần II

CÁC LOẠI ĐẠI TỪ

1. Đại từ để trỏ

a. Các đại từ tôi, tao, tớ…chúng nó trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô).

b. Các đại từ bấy, bấy nhiêu trỏ số lượng.

c. Các đại từ vậy, thế trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.

2. Đại từ để hỏi:

a. Các đại từ ai, gì hỏi về người, sự vật.

b. Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về số lượng.

c. Các đại từ sao, thế nào hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.


Phần III

LUYỆN TẬP


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 56 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

a. Xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng dưới đây:

Số/ngôi

Số ít

Số nhiều

1

Tôi, tao, tớ

Chúng tôi, chúng ta, chúng tớ

2

Mày, mi

Chúng mày, bọn mi

3

Nó, hắn

Chúng nó, họ

b. Xác định nghĩa của đại từ:

- Cậu giúp đỡ mình nhé! – ngôi thứ nhất.

- Mình về…cười: ngôi thứ hai


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 57 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Tìm thêm các ví dụ:

- “Từ nay tôi cạch đến già

Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu

Ruộng bà vừa xấu vừa sâu

Vừa bé hạt thóc vừa lâu đồng tiền

                          (Ca dao)

- Cô đi đâu đấy?


Câu 3, 4

Trả lời câu 3 (trang 57 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Đặt câu với mỗi từ:

- Hoa vẽ đẹp đến nỗi ai cũng phải khen.

- Biết làm sao bây giờ?

- Củi càng bỏ bao nhiêu, lửa càng cháy to bấy nhiêu.

 

Trả lời câu 4 (trang 57 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

- Đối với bạn ở lớp, cùng lứa tuổi, em nên xứng là cậu – tớ, cậu – mình.

- Đối với những trường hợp xưng hô thiếu lịch sự thì em sẽ góp ý nhẹ nhàng để bạn thay đổi.


Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 57 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

- Sự khác nhau về số lượng:

+ Từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều: chú, bác, mình, anh, em, dì, cô, …

+ Từ xưng hô trong tiếng Anh ít: I –you.

- Về ý nghĩa biểu cảm:

+ Từ xưng hô trong tiếng Việt ý nghĩa biểu cảm đa dạng và tinh tế hơn.

+ Từ xưng hô trong tiếng Anh thì ít biểu cảm.

Ví dụ:

   Khi nói chuyện bình thường thì xưng anh – em hoặc chị - em, lúc cãi nhau thì tao – mày còn tiếng Anh chỉ có I – You.