Cụm danh từ

Soạn bài Cụm danh từ siêu ngắn nhất trang 116 SGK ngữ văn 6 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Phần I

CỤM DANH TỪ LÀ GÌ?

1. Các từ ngữ in đậm bổ sung nghĩa cho những từ sau:

- Xưa: bổ nghĩa cho ngày

- hai: bổ nghĩa cho có, vợ chồng

- ông lão đánh cá: bổ nghĩa cho vợ chồng

- một: bổ nghĩa cho túp lều

- nát trên bờ biển: bổ nghĩa cho túp lều

2. So sánh:

Các cụm danh từ có cấu tạo phức tạp và nghĩa cụ thể hơn so với danh từ.

Ví dụ: "Một túp lều" cụ thể hơn so với "túp lều" → Vì có số lượng rõ ràng.

3. Tìm một cụm danh từ:

- Cụm danh từ: Dòng sông Hồng.

- Đặt câu: Dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa.

- Nhận xét: Cụm danh từ hoạt động như một danh từ nhưng cụ thể hơn, đầy đủ hơn và nó cũng làm chủ ngữ trong câu.


Phần II

CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ

1. Các cụm danh từ có trong câu là:

- Làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng.

2 + 3. Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và sau danh từ trong các cụm danh từ trên và điền vào mô hình:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t1

t2

T1

T2

s1

s2

 

 

làng

 

 

ấy

 

ba

thúng

gạo

nếp

 

 

ba

con

trâu

đực

 

 

chín

con

 

 

 

 

 

năm

 

sau

 

 

cả

làng

 

 

 


Phần III

LUYỆN TẬP


Câu 1

Trả lời câu 1 (SGK, trang 118):

Các cụm danh từ:

a) một người chồng thật xứng đáng.

b) một lưỡi búa của cha.

c) một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.


Câu 2

Trả lời câu 2 (SGK, trang 118):

Mô hình cụm danh từ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t1

t2

T1

T2

s1

s2

 

một

người

chồng

thật xứng đáng

 

 

một

lưỡi

búa

của cha

 

 

một

con

yêu tinh

ở trên núi, có nhiều phép lạ.

 


Câu 3

Trả lời câu 3 (SGK, trang 118):

Các phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:

- cũ

- ấy

- ấy