Soạn bài Con cò - Ngắn gọn nhất
Soạn văn lớp 9 tập 2 ngắn gọn bài Con cò - Chế Lan Viên. Câu 1: Bài thơ phát triển từ hình tượng con cò trong những câu hát ru.
Câu 1
Bố cục: 3 phần
- Khổ 1: Hình ảnh con cò theo lời ru đến với tuổi thơ con, đó là biểu tượng cho cuộc đời lam lũ của mẹ.
- Khổ 2: Hình ảnh con cò trong tiềm thức của con và theo con suốt cuộc đời dài rộng.
- Khổ 3: Ý nghĩa lời ru qua hình ảnh con cò, con cò là biểu tượng cho tấm lòng người mẹ.
Nội dung chính: Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát, lời ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi người.
Trả lời câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Bài thơ phát triển từ hình tượng con cò trong những câu hát ru. Con cò trong ca dao là biểu tượng cho hình ảnh thiên nhiên, hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống cần cù, vất. Chế Lan Viên chỉ khai khai thác hình ảnh con cò là biểu trưng cho tấm lòng của mẹ và những lời hát ru.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
- Bài thơ được chia làm ba đoạn:
+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò trong những câu ca dao đến với em bé qua những lời ru của mẹ.
+ Đoạn 2: Hình ảnh con cò theo em nhỏ trên suốt chặng đường đời.
+ Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người.
- Ý nghĩa biểu trưng của con cò có sự phát triển: con cò trong lời ru (đoạn 1) biến thành con cò mang tình cảm của mẹ mãi dõi theo bước chân con (đoạn 2) và trở thành biểu tượng cho lời ru, cho lòng mẹ theo con suốt đời.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 48 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Những câu ca dao đã được vận dụng trong bài thơ:
- Con cò bay lả, bay la,
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng.
Con cò bay lả, bay la,
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng.
- Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
- Tác giả không đưa cả câu ca dao vào thơ mà chỉ lấy một vài từ, cụm từ. Đây là sự vận dụng ca dao một cách độc đáo, sáng tạo.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 48 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
=> Đây là câu thơ khái quát tình yêu mà mẹ dành cho con. Tình mẹ sẽ theo con suốt cuộc đời.
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
=> Bài hát của mẹ có hình ảnh những con cò trong ca dao. Con cò là hình ảnh cuộc đời vỗ cánh qua nôi, là cuộc đời mẹ và cũng là cuộc đời bao bà mẹ thương con.
Trả lời câu 5 (trang 48 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Thể thơ của bài Con cò là thơ tự do, tác giả dễ dàng thể hiện những biến đổi của cảm xúc. Tuy vậy, sự lặp lại lời ru : Ngủ yên ! Ngủ yên !, việc đưa lời ru à ơi tạo cho bài thơ có âm hưởng lời hát ru.
Luyện tập
Trả lời câu 1 (trang 48 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ vừa trò chuyện với đối tượng (những em bé Tà-ôi trên lưng mẹ) với giọng điệu gần như lời ru, lại có những lời ru trực tiếp từ người mẹ, thống nhất tình yêu con với tình yêu cách mạng. Bài thơ Con cò gợi lại điệu hát ru để nói về ý nghĩa lời ru và ngợi ca tình mẹ.
Trả lời câu 2 (trang 49 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
Điệp ngữ “dù”, “vẫn” như lời khẳng định cho tình mẫu tử bền chặt, sắt son. Có gì cao hơn núi, có gì sâu hơn biển và có gì bao la bằng lòng mẹ thương con. Dù trong hoàn cảnh nào, giàu có hay khốn khó, người mẹ thành thị hay nông thôn thì vẫn đều thương con rất mực. cho dù khoảng cách địa lí là gần hay xa, không gian ấy có cách trở hay con có thể đi xa mẹ, đến chân trời góc biển của mọi miẽn Tổ quốc thì mẹ vẫn luôn dõi theo con như một quy luật bất biến. Khi khôn lớn, dù con là vĩ nhân hay người bình thường nhưng con vẫn mãi là đứa cọn bé bỏng của mẹ mà thôi:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
Tình mẹ đi qua mọi ranh giới của không gian và băng qua thử thách của thời gian “đi hết đời”. Mẹ đã dành cho con thơ tất cả, cánh tay dịu hiền, lời ru cầu hát êm đềm theo nhịp võng và cả cuộc đời của mẹ.
Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Con cò - Ngắn gọn nhất timdapan.com"