Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 6 ngắn gọn tập 1 bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Câu 1. Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi:


I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự:

1. Đọc bài văn sau đây và trả lời câu hỏi:

2. Câu hỏi:

a. Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi nói lên: đã là một y đức chữa bệnh cứu người thì không có sự phân biệt giàu nghèo mà chỉ quan tâm đến ai bệnh nặng hơn thì cứu trước, nhẹ hơn thì cứu sau. 

⟹ Phẩm chất hết lòng vì người bệnh.

b. Chủ đề chính trong truyện nằm ở hai câu đầu : “Tuệ Tĩnh là nhà danh y lỗi lạc … cứu giúp người bệnh”. Chủ đề của truyện chính là ca ngợi tấm lòng y đức của Tuệ Tĩnh.

c. Chọn nhan đề thứ 3 “Y đức Tuệ Tĩnh” vì nó khái quát được phẩm chất của Tuệ Tĩnh – nhân vật chủ chốt trong truyện.

d.                            

- Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.

- Thân bài: kể diễn biến của câu chuyện, sự việc.

- Kết bài: kể kết cục của truyện.

II. LUYỆN TẬP:

1. Đọc truyện sau đây và trả lời câu hỏi: “Phần thưởng”.

a. Chủ đề của truyện nhằm biểu dương, ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành của người nông dân với vua; chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan.

- Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề: Câu nói của người nông dân với vua : “Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi … hai mươi nhăm roi”.

b. Chỉ ra 3 phần:

- Mở bài: Câu đầu tiên “Một người … nhà vua”.

- Thân bài: Các câu tiếp theo : tiếp… “hai mươi nhăm roi”.

- Kết bài: Câu cuối cùng.

c. Truyện này với truyện về Tuệ Tĩnh giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề:

- Giống nhau:

+ Kể theo trật tự thời gian.

3 phần rõ rệt.

Ít hành động, nhiều đối thoại.

- Khác nhau:

Nhân vật trong “Phần thưởng” ít hơn.

Chủ đề truyện “Tuệ Tĩnh” nằm ngay ở hai câu đầu còn trong truyện “Phần thưởng” do người đọc suy đoán.

Kết thúc trong truyện “Phần thưởng” bất ngờ, thú vị hơn.

d. Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ:

- Sự đòi hỏi vô lý của tên viên quan quen thói hạch sách dân.

- Sự đồng ý dễ dàng của người dân đã cho ta thấy dường như bác đã biết ý đồ của tên viên quan tham lam đó.

- Câu trả lời của người nông dân với vua thật bất ngờ: đưa cả một viên ngọc quý mà đổi lại chỉ muốn nhận 50 roi. => Thể hiện trí thông minh, khôn khéo của bác nông dân để trị cho tên quan tham kia một bài học thích đáng.

2. Đọc lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” và “Sự tích Hồ Gươm”

a. Phần mở bài:

- Trong “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, chưa giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra, chỉ nói tới chuyện Hùng Vương chuẩn bị kén rể.

- Trong “Sự tích Hồ Gươm” đã giới thiệu rõ hơn việc mượn gươm ắt phải có trả gươm.

b. Phần kết thúc:

- Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, kết truyện theo lối vòng tròn, lặp lại.

- Trong truyện “Sự tích Hồ Gươm”, kết truyện trọn vẹn hơn.

Bài giải tiếp theo


Bài học bổ sung