Chỉ từ
Soạn bài Chỉ từ siêu ngắn nhất trang 136 SGK ngữ văn 6 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Phần I
CHỈ TỪ LÀ GÌ?
1. Các từ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho các từ sau:
- nọ: bổ nghĩa cho ông vua
- ấy: bổ nghĩa cho viên quan
- kia: bổ nghĩa cho làng
- nọ: bổ nghĩa cho hai cha con nhà
2. So sánh:
Các từ nọ, ấy, kia làm cho cụm danh từ trở nên xác định, cụ thể hơn.
3. So sánh nghĩa các từ ấy, nọ với các trường hợp đã phân tích:
- Giống nhau: cùng xác định vị trí của sự vật.
- Khác nhau:
+ Ở bài tập 1, 2: xác định vị trí của sự vật trong không gian.
+ Ở bài tập 3: xác định vị trí của sự vật trong thời gian (hồi ấy, đêm nọ).
Phần II
HOẠT ĐỘNG CỦA CHỈ TỪ TRONG CÂU
1. Các từ ấy, kia, nọ,… đều làm phụ ngữ bổ nghĩa cho danh từ, lập thành cụm danh từ.
VD: Các cụm danh từ: ông vua nọ, viên quan ấy, làng kia, hai cha con nhà nọ,…
2. Tìm chỉ từ và xác định chức vụ:
a) đó: chủ ngữ.
b) đấy: trạng ngữ.
Phần III
LUYỆN TẬP
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 138, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
Tìm chỉ từ, xác định ý nghĩa và chức vụ:
a) ấy
- Định vị sự vật trong không gian.
- Làm phụ ngữ của cụm danh từ.
b) đấy, đây
- Định vị sự vật trong không gian
- Làm chủ ngữ trong câu
c) nay
- Định vị trong thời gian
- Làm trạng ngữ.
d) đó
- Định vị trong thời gian
- Làm trạng ngữ.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 138, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
a) Thay “chân núi Sóc” bằng “đó”
=> Định vị về không gian.
b) Thay “bị lửa thiêu cháy” bằng “ấy”
=> Định vị về không gian.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 139, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
- Không thể thay các chỉ từ “ấy, nay” bằng những cụm từ khác bởi vì trong truyện cổ dân gian, không thể xác định được thời gian cụ thể.
- Rút ra nhận xét: Chỉ từ có vai trò quan trọng trong câu vì chúng có thể chỉ ra những sự vật, những thời điểm khó gọi thành tên giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm trong chuỗi sự vật hay dòng thời gian vô tận.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Chỉ từ timdapan.com"