Soạn bài Chí Phèo (Phần tác phẩm) - Nam Cao siêu ngắn
Soạn bài Chí Phèo (Phần tác phẩm) siêu ngắn nhất trang 146 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
- Cách mở đầu truyện độc đáo, ấn tượng với hình ảnh Chí Phèo vừa đi vừa chửi trong đơn độc.
- Ý nghĩa của tiếng chửi:
+ Tiếng chửi thể hiện khát khao được giao tiếp với mọi người của Chí
+ Cách phản ứng của Chí Phèo với toàn bộ cuộc đời, tâm trạng bất mãn vì bị xã hội phi nhân tính gạt ra khỏi thế giới loài người.
+ Sự cô đơn cùng cực, nỗi oán hận với những thế lực đã đẩy Chí vào con đường cùng, con đường tha hóa, lưu manh hóa.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Việc gặp gỡ thị Nở có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời Chí Phèo:
- Thị Nở: xấu xí, dở hơi, gia đình có mả hủi nên cả làng xa lánh, chê cười.
- Thị Nở là người đầu tiên và duy nhất đem lại cho Chí Phèo sự quan tâm và tình thương yêu chân thành.
- Nhờ bát cháo ấm áp tình thương của thị Nở, Chí Phèo từ tỉnh rượu đã tỉnh ngộ, từ con quỷ làng Vũ Đại trở lại làm người:
+ Sáng hôm sau Chí Phèo tỉnh rượu: cảm nhận được cuộc sống xung quanh.
+ Được thị Nở mang cho bát cháo hành: Chí Phèo ngạc nhiên, mắt ươn ướt rồi ăn ngon lành và thèm lương thiện, muốn xây dựng gia đình với Thị Nở, muốn làm hòa với làng Vũ Đại.
=> Thị Nở vừa là ân nhân cảm hóa Chí Phèo, vừa gọi bản tính người trong Chí trở lại.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
* Tâm trạng của Chí:
- Từ chỗ tưởng thị đùa, sửng sốt khi biết là thật.
- Ngửi thấy hơi cháo hành - chạy theo níu kéo - muốn ăn vạ.
- Càng uống rượu càng tỉnh - hắn khóc như trẻ con.
- Xách dao đi trả thù.
* Hành động giết Bá Kiến rồi tự sát là hành động dữ dội, quyết liệt và đầy bất ngờ. Những tưởng hắn sẽ xách dao đến nhà bà cô thị Nở để "tính số". Bất ngờ Chí đến nhà Bá Kiến, đến nhà kẻ thù thực sự của mình.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao trong xây dựng nhân vật:
- Tính cách: Chí Phèo có tính cách đặc biệt, độc đáo, là con quỷ làng Vũ Đại, là kẻ chuyên ăn vạ đòi nợ thuê, lè nhè say khướt.
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật:
+ Khắc họa qua ngoại hình: dữ tợn, hệt như quỷ dữ.
+ Khắc họa qua ngôn ngữ: tiếng chửi, lời nói.
+ Khắc họa qua hành động.
- Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật: tinh tế, sâu sắc, tâm lý phức tạp nhiều tầng bậc được Nam Cao thể hiện bằng ngòi bút hiện thực đỉnh cao.
=> Nhân vật hiện lên sống động, thật như một số phận ở ngoài đời.
=> Dù rất riêng, rất đặc sắc nhưng Chí Phèo lại mang tính đại diện cho một hạng người, một số phận người trong xã hội phong kiến nửa thực dân: đó là những người nông dân bị dồn vào đường cùng tha hóa, quằn quại trước bi kịch muốn được làm người.
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật đặc sắc:
- Truyện không được kể theo trình tự thời gian. Mở đầu truyện là tiếng chửi của Chí Phèo.
- Nhà văn có khả năng nhập vào các vai.
- Chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên, linh hoạt, gây hấp dẫn cho người đọc.
- Điểm nhìn trần thuật thay đổi linh hoạt.
- Giọng điệu đan xen lẫn nhau, ngôn ngữ trở nên đa thanh và sống động.
- Ngôn ngữ biến hóa, đan xen và hấp dẫn.
Câu 6
Trả lời câu 6 (trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Tư tưởng nhân đạo, mới mẻ của Nam Cao:
- Nhà văn quan tâm đến nỗi đau bị tàn phá thể xác, bị hủy diệt về tâm hồn, bị xã hội cự tuyệt quyền làm người của một bộ phận người nông dân
- Nam Cao phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi tưởng như họ đã hoàn toàn mất đi nhân hình, nhân tính.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 156 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao được nhiều người khẳng định là một tác phẩm kiệt xuất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại bởi:
+ Tác phẩm có giá trị tư tưởng (hiện thực và nhân đạo) sâu sắc, độc đáo, mới mẻ.
+ Tác phẩm xuất sắc được thể hiện bằng nghệ thuật bậc thầy trong cách xây dựng nhân vật, lối kết cấu, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ.
=> Chí Phèo xứng đáng là một tác phẩm lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
Tóm tắt
Truyện ngắn Chí Phèo là câu truyện về nhân vật cùng tên – một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ của làng Vũ Đại. Hắn được người làng chuyền tay nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo đi ở hết nhà này tới nhà nọ và làm canh điền cho Bá Kiến. Vì ghen tuông vô lý, Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù, bảy năm sau Chí Phèo trở về làng trong một bộ dạng khác hẳn của một tay anh chị. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên vạch mặt ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng.
Bố cục
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (từ đầu đến "cả làng Vũ Đại cũng không ai biết"): Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi.
- Phần 2 (tiếp đến "không bảo người nhà đun nước mau lên"): Chí Phèo mất hết nhân tính.
- Phần 3 (còn lại): Sự thức tỉnh, ý thức về bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.
ND chính
Tác phẩm là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính. |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Chí Phèo (Phần tác phẩm) - Nam Cao siêu ngắn timdapan.com"