Soạn Chí Phèo (Phần tác giả) - Nam Cao siêu ngắn

Soạn bài Chí Phèo (Phần tác giả) siêu ngắn nhất trang 137 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Tiếu sử và con người nhà văn Nam Cao:

* Tiểu sử Nam Cao:

- Sinh ra trong một gia đình nông dân, từng là một ông giáo trường tư.

- Cuộc sống chật vật, sống lay lắt bằng nghề viết văn và gia sư.

- Ông tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến của dân tộc với tư cách là một phóng viên, nhà văn – chiến sĩ làm công tác báo chí, truyên truyền.

* Con người Nam Cao:

- Nội tâm phong phú, luôn sục sôi.

- Luôn trăn trở, day dứt nội tâm.

- Khao khát vươn tới “tâm hồn trong sạch và mơ ước tới cảnh sống, những con người thật đẹp”.

- Là người nhân hậu, ấm áp, giàu yêu thương.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao:

- Văn chương phải bắt nguồn từ cuộc sống và phải phục vụ cuộc sống.

- Đề cao sự tìm tòi, sáng tạo.

- Đề cao lương tâm, trách nhiệm nhà văn.

- Quan niệm một tác phẩm có giá trị phải mang giá trị nhân đạo, phải có ý nghĩa nhân loại.

- Sau Cách mạng tháng 8/1945, ông quan niệm "sống đã rồi hãy viết", khi Tổ quốc lâm nguy, người nghệ sĩ – chiến sĩ hài hòa thống nhất.


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Các vấn đề trong hai mảng đề tài của Nam cao:

- Mảng đề tài người nông dân thể hiện sự trăn trở về các vấn đề:

+ Bức tranh nông thôn nghèo đói, xơ xác, tiêu điều.

+ Tình trạng tha hóa, lưu manh hóa của nhiều người dân lương thiện khi bị đẩy vào đường cùng.

+ Khẳng định vẻ đẹp nhân tính ở những người nông dân nghèo khổ.

- Mảng đề tài người trí thức thể hiện sự trăn trở về các vấn đề:

+ Phản ánh tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản.

+ Phê phán xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo, bóp chết quyền sống của con người.

  + Khẳng định khát vọng sống xứng đáng với hai chữ "con người".


Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Phong cách nghệ thuật của Nam Cao:

- Biệt tài miêu tả tâm lý: nhân vật tâm lý, kết cấu tâm lý, ngôn ngữ tâm lý.

- Viết về những điều nhỏ nhặt nhưng có tầm khái quát, triết lý lớn lao.

- Ngòi bút tỉnh táo, sắc lạnh, khách quan, dồn nén nhiều yêu thương và suy ngẫm.

- Ngôn ngữ uyển chuyển, chân thực, đa thanh, thường cùng tồn tại giọng tự sự lạnh lùng và giọng trữ tình sôi nổi.