Soạn bài Cây tre Việt Nam SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắn

Soạn bài Cây tre Việt Nam siêu ngắn SGK ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập


Câu 1

Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý các chi tiết nói về cây tre.

Lời giải chi tiết:

Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh: 

- "Bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam" . 

- "Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa".

- "Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính".

- "Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất".

- "Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người".

- "Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát".


Câu 2

Câu 2 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương pháp giải:

Dựa vào câu 1 ở trên, em chọn những từ ngữ ngắn gọn biểu đạt rõ nhất hình ảnh của cây tre.

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ nào trong văn bản biểu đạt rõ nhất hình ảnh của cây tre: mọc thẳng, không chịu khuất, thanh cao, giản dị, chí khí,..


Câu 3

Câu 3 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và tìm các chi tiết nói về khung cảnh, cuộc sống, văn hóa của Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết khung cảnh, cuộc sống, văn hóa của Việt Nam trong bài: 

- Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.

- Đã từ lâu đời, dưới bóng tre xanh con người Việt Nam đã làm ăn sinh sống và gìn giữ một nét văn hoá cổ truyền.

- Trong cuộc sống đời thường, tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi:

+ Với tuổi thơ, tre là nguồn vui - các bạn nhỏ chơi chuyền đánh chắt bằng tre;

+ Với lứa đôi nam nữ thì dưới bóng tre là nơi hò hẹn tâm tình;

+ Với tuổi già hút thuốc làm vui thì có chiếc điếu cày được làm từ thân tre...

- Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi sau này.


Câu 4

Câu 4 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu văn của tác giả và tìm câu trả lời phù hợp nhất.

Lời giải chi tiết:

Tác giả khẳng định “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” vì vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre Việt Nam, sự gắn bó với thế hệ người Việt Nam từ khi kháng chiến đến hòa bình chính là sự kiên cường, bất khuất, gan dạ.


Câu 5

Câu 5 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý những đoạn viết về người nông dân.

Lời giải chi tiết:

"Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam": 

- "Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa".

- Cũng bởi vậy mà tre có mặt ở khắp mọi nơi: "Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi,... đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn" .

=> Việt Nam có nhiều loại cây nhưng có lẽ gắn bó sâu sắc nhất với người nông dân vẫn là cây tre hiền hòa.


Câu 6

Câu 6 (trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương pháp giải:

Đây là câu hỏi mở, em trả lời dựa theo hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Em đang sống ở thời điểm hiện đại, khi sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre nứa. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình:

- Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, qua hình ảnh "măng mọc"

- Trên đường làng, tre vẫm xanh và tỏa bóng mát cùng những cơn gió hiền hòa cho thôn xóm.

- Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình đong đưa theo gió, reo vui với muôn loài.

- Tre chiếm một vị thế quan trọng trong quần thể Lăng Chủ tịch như thể canh gác, che chở cho giấc ngủ của Bác.

- Cây tre với những phẩm chất quý báu của nó lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hoá, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam nên cho dù xã hội phát triển thế nào thì tre luôn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau.