Soạn bài Câu trần thuật đơn có từ "là"

Soạn bài Câu trần thuật đơn có từ là trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 2. Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn tả một người bạn em, trong đoạn văn có ít nhất một câu trần thuật đơn có từ là. Nêu tác dụng của câu trần đơn có từ là trong đoạn văn.


Lời giải chi tiết

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ

1. Xác định các chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đó.

a) Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.

(Vũ Trinh)

b) Truyền thuyết  là loại truyện dân gian ... kì ảo.

c) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

(Nguyễn Tuân)

d) Dế Mèn trêu chị Cốc là dại.

2. Vị ngữ của các câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành?

3. Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp cho sau đây điền vào trước vị ngữ của các câu trên: không, không phải, chưa, chưa phải.

Trả lời:

1. Chủ ngữ và vị ngữ của các câu:

2. Vị ngữ của các câu trên do các cụm từ sau tạo thành:

-   là + cụm danh từ: là người huyện Đông Triều; là loại truyện dân gian ...kì ảo; là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

-   là + tính từ: là dại.

3. Trước vị ngữ chỉ có thể chen các cụm từ không phải, không phải, chưa, chưa phải....

Ví dụ:

-    Dế Mèn trêu chị Cốc không phải là dại.

-    Bà đỡ Trần không phải là người huyện Đông Triều.

II. CÁC KIỂU CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ

Đọc lại các câu vừa phân tích ở phần I và trả lời câu hỏi:

1Vị ngữ của câu nào trình bày các hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?

2. Vị ngữ của câu nào có tác dụng giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ờ chủ ngữ?

3. Vị ngữ của câu nào miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?

4. Vị ngữ của câu nào thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?

Trả lời:

1. Câu trình bày cách hiểu khái niệm: câu b

2. Câu giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm: câu a

3. Câu miêu tả sự vật, hiện tượng, khái niệm: câu c

4. Câu đánh giá sự vật, hiện tượng, khái niệm: câu d.

III. LUYỆN TẬP

1. Tìm câu trần thuật đơn có từ là trong những câu dưới đây:

a) Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với bó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

(Ngữ văn 6, tập 2)

b) Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

c) Tre là cánh tay của người nông dân […]

Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.

[…] Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê.

(Thép Mới)

d) Bồ các là bác chim ri

Chim ri là dì sáo sậu

Sáo sậu là cậu sáo đên

Sáo đen là em tu hú

Tu hú là chú bồ các

(Đồng dao)

đ) Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhé.

(Thánh Gióng)

e) Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối

Và dại khờ là những lũ người câm

Trên đường đi như những bóng âm thầm

Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.

(Tố Hữu)

Trả lời:

2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu trần thuật đơn có từ là vừa tìm được. Cho biết các câu ấy thuộc những kiểu nào.

Trả lời:

a. Kiểu câu định nghĩa

b. Kiểu câu giới thiệu

c. Kiểu câu miêu tả

d. Kiểu câu giới thiệu

đ. Kiểu câu miêu tả

e. Kiểu câu đánh giá

3. Viết một đoạn văn ngắn tả một người bạn em, trong đoạn văn có ít nhất một câu trần thuật đơn có từ là. Nêu tác dụng của câu trần đơn có từ là trong đoạn văn.

Trả lời:

Hoa là người bạn thân học cùng lớp với em. Dáng người cao mảnh khảnh. Bạn có đôi mắt sáng. Mái tóc dày, mượt mà, cái miệng xinh xinh luôn nở nụ cười tươi tắn.


Bài học bổ sung