Cảnh khuya - Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh
Soạn bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng siêu ngắn nhất trang 140 SGK ngữ văn 7 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Bố cục:
* Cảnh khuya: gồm 2 phần
- Phần 1 (2 câu đầu): Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya nơi chiến khu Việt Bắc.
- Phần 2 (2 câu cuối): Tâm trạng của Bác.
* Rằm tháng giêng: gồm 2 phần
- Phần 1 (2 câu đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông Việt Bắc.
- Phần 2 (2 câu cuối): Hình ảnh con người.
Nội dung chính: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là hai bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Bác Hồ.
Trả lời câu 1 (trang 142, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Hai bài “Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” (phiên âm) được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: Gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, gieo vần chân ở câu 1 - 2 - 4.
- Cảnh khuya: ngắt nhịp 3/4 (câu 1), 4/3 (câu 2 và 3), 2/5 (câu 4)
- Rằm tháng giêng: ngắt nhịp 4/3 toàn bài.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 142, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Hai câu thơ đầu của bài “Cảnh khuya”:
- Mở đầu bài thơ là tả âm thanh tiếng suối róc rách, văng vẳng, mơ hồ bên tai nhà thơ, khiến Người tưởng như có giọng hát ngọt ngào của ai đó vang vọng trong đêm trăng khuya tĩnh lặng.
⟹ Thi trung hữu nhạc.
- Câu 2 đem đến cho người thưởng thức vẻ đẹp của bức tranh nhiều tầng bậc, đường nét và hình khối hòa hợp, ấm áp.
⟹ Thi trung hữu họa.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 142, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Hai câu cuối của bài Cảnh khuya biểu hiện sự say mê vẻ đẹp thiên nhiên của tác giả. Bác chưa ngủ không chỉ vì thiên nhiên mà còn vì tấm lòng lo cho dân, cho nước.
-Trong hai câu ấy có từ “chưa ngủ” được lặp lại, đó là nỗi băn khoăn về vận nước, đó là tấm lòng thiết tha vì dân vì nước. Nỗi lo việc nước hòa với tình yêu thiên nhiên tạo nên con người nghệ sĩ, chiến sĩ ở Bác.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 142, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Không gian trong bài “Rằm tháng giêng” được miêu tả rộng lớn với bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng được miêu tả khái quát từ gần tới xa, từ thấp lên cao.
- Câu thơ thứ hai lặp lại ba lần chữ “xuân”: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên. Gợi ra vẻ đẹp của dòng sông tuổi trẻ, sức trẻ, khỏe của tháng giêng, tháng đầu tiên của một năm, nơi sắc xuân, mùa xuân đang ngập tràn cả đất trời.
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 142, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Bài “Nguyên tiêu” gợi nhớ cho em tới những tứ thơ, câu thơ, hình ảnh trong thơ cổ Trung Quốc. Đó là câu “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” trong bài “Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế.
Câu 6 -> 7
Trả lời câu 6 (trang 142, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Hai bài thơ biểu hiện tâm hồn thơ mộng, yêu thiên nhiên, say đắm, hòa mình vào ánh trăng núi rừng. Thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác.
Trả lời câu 7 (trang 142, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
- Trong bài “Cảnh khuya”: ánh trăng được nhân hóa. Trăng lồng vào cây cổ thụ in bóng xuống mặt đất như muôn nghìn bông hoa. Dưới ánh trăng, cảnh vật hiện ra huyền ảo và thơ mộng.
- Trong bài “Rằm tháng giêng”: trăng sáng lồng lộng trên sông nước, trong bầu trời khiến không gian càng thêm bao la bát ngát và đầy ắp sắc xuân.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Cảnh khuya - Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh timdapan.com"