Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 1 bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh. Câu 2: Phân tích 2 câu thơ đầu của bài “Cảnh khuya”:
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
* Hai bài “Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” được làm theo thể thơ:
- Bài “Cảnh khuya” làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
+, Có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
+, Nhịp: câu 1 (3/4), câu 2, 3 (4/3), câu 4 (2/5)
+, Hiệp vần: xa – hoa – nhà.
- Bài “Rằm tháng giêng” viết bằng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch của nhà thơ Xuân Thủy viết theo thể thơ lục bát.
+, Phiên âm chữ Hán: nhịp 4/3, 2/2/3. Hiệp vần: viên – thiên – thuyền.
+, Bản dịch thơ của Xuân Thủy: nhịp 2/2/2, 2/4/2, 2/2/2, 2/4/2. Hiệp vần: xuân – quân, quân – ngân.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Phân tích 2 câu thơ đầu của bài “Cảnh khuya”:
- Mở đầu bài thơ là tả âm thanh tiếng suối róc rách, văng vẳng, mơ hồ bên tai nhà thơ, khiến Người tưởng như có giọng hát ngọt ngào nào đó của ai vang vọng trong đêm trăng khuya tĩnh lặng.
⟹ Thi trung hữu nhạc.
- Câu 2 đem đến cho người thưởng thức vẻ đẹp của hình ảnh.
⟹ Thi trung hữu họa.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hai câu thơ cuối của bài “Cảnh khuya” đã biểu hiện những tâm trạng của tác giả là:
- Trước hết là tâm trạng thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên nên Người “chưa ngủ” do cảnh thiên nhiên quá đẹp.
- Lo lắng việc quân đang bận, lo lắng cho dân, cho nước.
⟹ Cả lời thơ, ý thơ toát lên một tâm trạng, một tình cảm khác, mới, khỏe khoắn của một vị lãnh tụ suốt đời hết lòng vì dân, vì nước nhưng vẫn không quên thưởng ngoạn đêm trăng đẹp.
=> Trong hai câu thơ ấy, từ được lặp lại là “chưa ngủ” ⟹ nỗi băn khoăn về vận nước cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác. Nỗi lo việc nước hòa với tình yêu thiên nhiên tạo nên con người nghệ sĩ, chiến sĩ ở Bác.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài “Rằm tháng giêng:
- Không gian cao rộng, mênh mông, tràn đầy ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chở đầy trăng.
- Tràn đầy sức xuân: sông mùa xuân, nước mùa xuân, trời mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
⟹ Cách miêu tả không gian không miêu tả chi tiết, cụ thể mà chỉ chú ý đến toàn cảnh, mối quan hệ giữa các yếu tố của sự vật.
* Câu thơ thứ hai đặc biệt về từ ngữ :
Ba chữ “xuân” cứ nối tiếp nhau: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên. Gợi ra vẻ đẹp của dòng sông tuổi trẻ, sức trẻ, khỏe của tháng giêng, tháng đầu tiên của một năm, nơi sắc xuân, mùa xuân đang ngập tràn cả đất trời.
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài “Nguyên tiêu” gợi nhớ cho em tới những tứ thơ, câu thơ, hình ảnh trong thơ cổ Trung Quốc là:
- Bài “Nguyên tiêu” gợi nhớ đến câu “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” trong bài “Phong Kiều dạ bạc” của Trương Kế.
Câu 6
Trả lời câu 6 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ là:
Ta gặp được một tâm hồn nhạy cảm, trân trọng những vẻ đẹp của tạo hóa không vì việc quân, việc nước đang đợi mà Người hờ hững với vẻ đẹp thiên nhiên và trong bất hoàn cảnh nào phong thái ung dung, lạc quan vẫn được thể hiện rất rõ.
Câu 7
Trả lời câu 7 (trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Nhận xét cảnh trăng có trong mỗi bài:
- Trong bài “Cảnh khuya”: ánh trăng được nhân hóa. Trăng lồng vào cây cổ thụ in bóng xuống mặt đất như muôn nghìn bông hoa. Cảnh vật hiện ra rất gợi cảm dưới ánh trăng. Ngoài ra, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang hát, ngân nga làm khung cảnh trở nên thơ mộng.
- Trong bài “Rằm tháng giêng”: trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa xuân. Cảnh trăng trên sông, trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.
Luyện tập
Những câu thơ Bác Hồ viết về trăng:
- Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau.
(Tin thắng trận).
- Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Ngắm trăng).
Bố cục
Bố cục:
* Cảnh khuya: gồm 2 phần
- Phần 1 (2 câu đầu): Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya nơi chiến khu Việt Bắc.
- Phần 2 (2 câu cuối): Tâm trạng của Bác.
* Rằm tháng giêng: gồm 2 phần
- Phần 1 (2 câu đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông Việt Bắc.
- Phần 2 (2 câu cuối): Hình ảnh con người.
ND chính
Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là hai bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Bác Hồ. |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng - Ngắn gọn nhất timdapan.com"