Soạn bài Cảm xúc mùa thu siêu ngắn
Soạn bài Cảm xúc mùa thu siêu ngắn nhất trang 145 SGK ngữ văn 10 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Trả lời câu 1 trang 147 SGK Ngữ văn 10, tập 1
Bố cục: 2 phần
+ Bốn câu đầu: cảnh thu.
+ Bốn câu sau: Cảm hứng khi thu về trên đất khách.
- Cách chia bố cục hai phần là dựa vào nội dung cụ thể của bài thơ.
Câu 2
Trả lời câu 2 trang 147 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Bài thơ có sự thay đổi từ tầm nhìn xa (không gian xa) (không gian cận kề) trong bốn câu đầu đến tầm nhìn gần trong bốn câu cuối.
- Có sự thay đổi ấy bởi có sự vận động trong chính tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, đó là sự vận hành thi tứ từ miêu tả ngoại cảnh đến việc thể hiện cái tình sâu kín trên nền phong cảnh vừa tạo dựng.
Câu 3
Trả lời câu 3 trang 147 SGK Ngữ văn 10, tập 1
- Mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ cuối: là mối quan hệ giữa xa và gần, giữa cảnh và tâm, giữa thu và hứng, giữa thị giác và thính giác, giữa không gian và thời gian. Bức tranh mùa thu hiu hắt, lạnh lẽo, dữ dội, dồn nén cũng là bức tranh đất nước điêu tàn, tang thương dù loạn An Lộc Sơn đã trải qua được 11 năm và bức tranh số phận tha phương thê thảm của bản thân nhà thơ.
- Mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng: có thể nói 4 câu đầu tả "thu", 4 câu sau thể hiện "hứng" nhưng xét toàn bài, câu nào cũng là thu – hứng. Bởi lẽ, trong cảnh có tình và trong tình có cảnh.
Luyện tập
Câu 1 (trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Ưu điểm: Bản dịch thơ cơ bản đã thể hiện được khá sắc sảo tinh thần của bài thơ, có thể coi là khá đạt.
- Nhược điểm: Bản dịch còn có một số vênh lệch so với bản phiên âm:
+ Trong câu đầu, bản dịch thơ chưa chuyển tải được ý nghĩa của từ “điêu thương” – đây là một tính từ đã được động từ hóa (làm tiêu điều). Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang nghĩa rất mạnh – chỉ sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong.
+ Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai” – là một từ quan trọng của bản phiên âm – nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng vậy ở câu 6, chữ “cô” cha dịch được làm cho câu thơ cha thật sự thể hiện được nỗi lòng của kẻ ly hương.
Câu 2 (trang 147 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
Chữ “lệ” trong câu “tùng cúc lưỡng khai tha nhạt lệ” đều được hiểu theo cả hai cách nước mắt của nhà thơ và nước mắt của “hoa cúc”
- Mỗi khi ngắm hoa cúc, nhà thơ rơi nước mắt và nhớ về quê nhà.
- Những cánh hoa cúc nở tựa như cúc rơi nước mắt.
ND chính
Bài thơ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn ly: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình. |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Cảm xúc mùa thu siêu ngắn timdapan.com"