Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 1 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Câu 1. Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
Phần I
TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 138 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
- Phần 1: miêu tả có sự kết hợp với tự sự.
- Phần 2: tự sự có kết hợp với biểu cảm.
- Phần 3: miêu tả có kết hợp với biểu cảm
- Phần 4: biểu cảm trực tiếp.
* Ý nghĩa của các yếu tố miêu tả, tự sự trong bài thơ:
- Phần 1:câu đầu miêu tả, bốn câu sau tự sự: ý nghĩa dựng lại một bức tranh toàn cảnh về cảnh vật và sự việc để làm nền cho tâm trạng.
- Phần 2: 4 câu đầu là tự sự, có ý nghĩa kể chuyện và giải thích cho tâm trạng bất lực.
- Phần 3: 6 câu đầu là miêu tả, ý nghĩa đặc tả một tâm trạng ít ngủ.
- Phần 4: biểu cảm trực tiếp: mơ ước ngôi nhà nghìn gian cho mọi người dù mình có bị chết cóng.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 138 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
a. Yếu tố tự sự: Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm trên ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm.
* Yếu tố miêu tả: những ngón chân của bố khum khum, gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, mu bàn chân mốc trắng…
⟹ Nếu không có yếu tố miêu tả và tự sự thì yếu tố biểu cảm khó mà bộc lộ được.
b. Tình cảm là chất keo gắn các yếu tố tự sự, miêu tả thành một mạch văn.
Phần II
LUYỆN TẬP
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 138 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Kể lại nội dung “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”:
Khi mùa bão về, gió lốc ập tới, trời đổ mưa xối xả, cùng với đó là những âm thanh rùng mình của tiếng sấm chớp. Mái nhà tranh không chịu được sức gió chỉ trong chốc lát đã bật tung mái bay tứ tung. Mảnh bay sang sông, rải khắp bờ, mảnh thì bay vào rừng xa, mảnh thì ngoài mương… Ông cảm thấy đau xót bởi khó khăn lắm căn nhà được sự giúp đỡ của mọi người ông mới có một mái nhà trú mưa, trú nắng. Hoàn cảnh thật đáng thương và bi thiết. Ấy thế mà, lũ trẻ tranh nhau tới cướp những mảnh tranh còn sót lại rồi bỏ chạy khuất sau lũy tre. Sức tàn lực kiệt ông chỉ biết đứng nhìn theo lũ trẻ. Những câu thơ này, chúng ta tưởng tượng ra hình ảnh đáng thương của một ông cụ tay chống gậy, bất lực nhìn bọn trẻ cướp giật, bỏ chạy. Hình ảnh này gợi lên những ngang trái, bất công đầy rẫy trong xã hội đương thời. Đồng thời, ta cũng thêm thấu hiểu tấm lòng của tác giả đối với những kẻ làm điều xấu bởi ông hiểu sự nghèo khổ, bần cùng là nạn nhân của xã hội thối nát.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 138 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Viết lại thành một bài văn biểu cảm:
Tuổi thơ là con thuyền êm đềm chở ta về với những kí ức, những kỉ vật nhỏ bé và kẹo mầm là món quà quý giá của tuổi thơ tôi. Mỗi buổi sáng sớm, mẹ tôi thường ngồi gỡ tóc bằng chiếc lược gỗ, sau đó tóc rối được dắt lên mái hiên nhà, theo đó chị tôi cũng bắt chước mẹ. Thỉnh thoảng có bà cụ đi qua rao lớn “ai tóc rối đổi kẹo không. Mỗi lần bà đi qua ngõ, tôi lại lấy tóc rối mang đi đổi kẹo. Kẹo được làm từ mầm mạ non và mạch nha, nhưng rất ngọt. Mỗi lần nghe tiếng rao “đổi kẹo”, tôi âm thầm nhớ mẹ.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm - Ngắn gọn nhất timdapan.com"