Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo) (chi tiết)

Soạn bài Các thành phần biệt lập gọi - đáp, phụ chú trang 31 SGK Văn 9 tập 2. Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.


Phần I

THÀNH PHẦN GỌI ĐÁP

Đọc các đoạn trích sau đây (trang 31 SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.

a) - Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

b) - Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?

Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:

Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.

1. Trong những từ ngữ in đậm trên đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?

2. Những từ ngữ được dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?

3. Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?

Trả lời: 

1. Trong các từ ngữ in đậm ở phần trích, từ "Này" dùng để gọi, cụm từ “Thưa ông” dùng để đáp.

2. Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời gọi của người khác không nằm trong sự việc được diễn đạt.

3. Trong những từ ngữ in đậm, từ này dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp (mở đầu sự giao tiếp), cụm từ “Thưa ông” có tác dụng duy trì sự giao tiếp.


Phần II

THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ

Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

(Nam Cao, Lão Hạc)

1. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?

2. Ở câu (a), các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?

3. Trog câu (b), cụm chủ - vị in đậm chú thích điều gì?

Trả lời:

1. Khi bỏ qua các từ ngữ in đậm, các câu nêu trên vẫn là những câu nguyên vẹn.

2. Những từ ngữ in đậm ở câu (a) chú thích thêm cho " đứa con gái đầu lòng”.

3. Trong ba cụm chủ - vị ở câu (b), “tôi nghĩ vậy” là cụm chủ vị chỉ việc diễn ra trong trí của riêng tác giả. Hai cụm chủ vị còn lại diễn đạt việc tác giả kể.


Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì (trên - dưới hay ngang hàng, thân hay sơ)?

Trả lời:

Các thành phần gọi đáp: này (để gọi), vâng (để đáp). Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên - dưới và là quan hệ thân mật.

Câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi - đáp đó hướng đến ai.

Trả lời: 

Thành phần gọi - đáp là Bầu ơi. Đây là lời gọi hướng tới mọi người nói chung {bầu, bí, giàn ẩn dụ chỉ những người trong một nước tuy khác nhau nhưng có quan hệ gắn bó khăng khít)

Câu 3 (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2): 

Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì.

Trả lời: 

a, Kể cả anh- bổ sung thêm đối tượng được nhắc tới

b, Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - làm sáng tỏ thêm cho cụm từ "Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này"

c, Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới bổ sung ý nghĩa, làm sáng rõ cho từ lớp trẻ.

d, Có ai ngờ bổ sung thái độ ngạc nhiên của người nói

Thương thương quá đi thôi – bổ sung tình cảm yêu thương của tác giả đối với nhân vật "cô bé nhà bên"

Câu 4 (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Hãy cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó.

Trả lời: 

a) Kể cả anh (bổ sung cho chúng tôi, mọi người).

b)  Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ giải thích thêm cho những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa nay bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất).

c)  Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới (giải thích cho lớp trẻ hôm nay là ai trong tương lai).

d)  Có ai ngờ (cho thấy thái độ, ngạc nhiên của người nói - nhân vật “tôi") và thương thương quá đi thôi (cho thấy tình cảm mến thương của người nói - nhân vật “tôi").

Câu 5 (trang 32 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.

Trả lời:

       Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới, một thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ này, trong đó, sự chuẩn bị của thanh niên là vô cùng quan trọng vì thanh niên là những thế hệ tương lai của đất nước. Hành trang là những trang bị, vật dụng cần thiết của mỗi người trong một chuyến đi xa. Nhưng hành trang ở đây được hiểu là tri thức, kỹ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển một cách chóng mặt của Khoa học – Kỹ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỷ luật và cường độ lao động cao. Việc chuẩn bị hành trang như vậy sẽ giúp cho chúng ta có thêm nhiều kiến thức, bổ sung thêm tri thức, kỹ năng cho mỗi người, bên cạnh đó giúp ta vững vàng hơn và không bị bỡ ngỡ khi bước vào thế kỷ mới. Đối với đất nước và xã hội, việc chuẩn bị hành trang sẽ là một bước đệm để đưa đất nước phát triển, giúp đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới, thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để sánh vai với các cường quốc năm Châu. Là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải là những người đi đầu tiên phong trong học tập, học tập một cách có hiệu quả. Biết mở rộng vốn kiến thức của mình bằng việc thu thập các thông tin trên sách báo, ti vi, internet,… Nhanh chóng thu nhận thông tin từ các nước bạn bè để đưa ra các biện pháp giúp đất nước phát triển bằng hoặc hơn các nước bạn, nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Có như vậy thì đất nước ta mới phát triển trong thời kỳ nền kinh tế tri thức này. Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới của thanh niên là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu và có thể hội nhập với kinh tế thế giới một cách bình đẳng. Vì vậy mà chúng ta – thế hệ tương lai của đất nước hãy chuẩn bị hành trang thật tốt để bước vào thế kỷ mới một cách vững vàng nhất có thể

Bài giải tiếp theo



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến