Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) - Bài 3 siêu ngắn

Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) siêu ngắn nhất trang 36 SGK ngữ văn 9 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Phần I

QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VỚI TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP

Trả lời câu hỏi (trang 36 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

- Chàng rể không tuân thủ phương châm lịch sự, vì đã quấy rối, gây phiền hà cho người khác khi gọi người đang làm việc ở trên cây cao xuống chỉ để hỏi: “Bác có làm việc vất vả không?”

- Bài học: Cần vận dụng phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp.


Phần II

NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 37 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

- Chỉ có tình huống trong truyện Người ăn xin, phương châm lịch sự được tuân thủ, còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 37 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

- Câu trả lời của Ba không đáp ứng nhu cầu thông tin như An mong muốn.

- Phương châm hội thoại về lượng đã không được tuân thủ.

- Vì người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào.

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 37 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

- Bác sĩ có thể không nói sự thật về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, chẳng hạn thay vì nói sự thật về căn bệnh, bác sĩ có thể động viên là nếu cố gắng thì bệnh nhân có thể vượt qua được hiểm nghèo.

- Bác sĩ đã không tuân thủ phương châm về chất nhưng đó là việc làm cần thiết để bệnh nhân có thêm niềm tin và cố gắng điều trị.

Câu 4:

Trả lời câu 4 (trang 37 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

- Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”:

+ Xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng.

+ Xét về hàm ý thì câu này vẫn tuân thủ phương châm về lượng.

- Ý nghĩa câu này: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người.


Phần III

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 38 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

- Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức vì: một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết dược Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao để nhờ đó mà tìm được quả bóng.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 38 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

- Thái độ và lời nói của các vị khách (Chân, Tay, Tai, Mắt) không tuân thủ phương châm lịch sự.

- Việc không tuân thủ đó là không có lí do chính đáng vì: Thông thường đến nhà ai, trước hết ta phải chào hỏi chủ nhà, sau đó mới đề cập đến chuyện khác. Trong tình huống này, các vị khách không chào hỏi gì cả mà nói ngay với chủ nhà những lời lẽ giận dữ, nặng nề.