Soạn bài Ca dao hài hước siêu ngắn

Soạn bài Ca dao hài hước siêu ngắn nhất trang 90 SGK ngữ văn 10 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Trả lời câu 1 trang 91 SGK Ngữ văn 10, tập 1

- Việc dẫn cưới và thách cưới kỳ lạ, khác thường:

+ Cưới xin là việc trọng đại, lễ vật dẫn cưới và thách cưới thường sang trọng, đầy đủ, đúng lễ nghi, đúng phong tục.

+ Trong bài ca dao, "anh" dẫn cưới bằng "con chuột béo" còn "nàng" thách cưới "một nhà khoai lang".

+ Lễ vật dẫn cưới và thách cưới kỳ lạ và buồn cười =>Đó đều là những vật quá đỗi tầm thường, bé nhỏ, giá trị ít ỏi, không xứng với đám cưới theo lẽ thường.

- Cách nói của chàng trai và cô gái:

+ Cách nói của chàng trai: khoa trương, phóng đại; cách nói đối lập ("dẫn voi" – "sợ quốc cấm", "dẫn trâu" – "sợ họ nhà gái máu hàn"', "dẫn bò" – "sợ họ nhà nàng co gân"), lối nói đùa hài hước ("Miễn là có thú bốn chân/Dẫn con chuột béo mời dân mời làng").

+ Cách nói của cô gái: lời thách cưới vô tư, vui vẻ ("Nhà em thách cưới một nhà khoai lang"), cách nói đối lập ("lợn già" – "khoai lang").

+ Cả hai đếu sử dụng lối nói giảm dần: "voi" – "trâu" – "bò" – "chuột" (trong lời chàng trai), "củ to" – "củ nhỏ" - "củ mẻ" - "củ rím, củ hà" (trong lời cô gái).

=> Đây là tiếng cười tự trào của người lao động bình dân. Họ tự cười mình trong cảnh nghèo, điều đó thể hiện lòng yêu đời, tinh thần lạc quan, bản lĩnh sống và quan niệm sống coi trọng nghĩa tình hơn của cải ở họ.

 

Câu 2

Trả lời câu 2 trang 91 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Bài ca dao

Đối tượng cười

Nghệ thuật gây cười

Mục đích cười

Thái độ

Bài 2

Loại đàn ông yếu đuối, không đáng nên trai

Cách nói phóng đại và đối lập giúp dựng lên bức tranh châm biếm hài hước

Nhằm nhắc nhở nhau tránh những thói hư tật xấu mà con người thường mắc phải

Nhẹ nhàng, thân tình, mang tính giáo dục, nhắc nhở

Bài 3

Loại đàn ông lười nhác, không có chí lớn

Mượn lời người vợ than thở về chồng, cách nói đối lập.

Bài 4

Loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên

Cách nói phóng đại và trí tưởng tượng phong phú giúp dựng lên bức tranh hư cấu hài hước

 

 

Câu 3

Trả lời câu 3 trang 91 SGK Ngữ văn 10, tập 1

- Lối nói phóng đại, khoa trương và tương phản đối lập.

- Sử dụng các chi tiết hài hước và kết cấu bất ngờ, thú vị.

- Dùng ngôn ngữ đời thường mà chứa hàm ý sâu xa.

- Hư cấu dựng cảnh tài tình, khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình với những chi tiết có giá trị khái quát cao.

 

Luyện tập

Câu 1 (trang 92 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- "Nhà em thách cưới một nhà khoai lang" là một lời ứng xử khôn khéo, thông minh, cô gái không những không mặc cảm mà còn bằng lòng với cảnh nghèo, tỏ ra vui và thích thú trong lời thách cưới.

=> Lời thách cưới ấy là tiếng cười tự trào của người lao động. Nó tô đậm vẻ đẹp tâm hồn, sự vô tư, hồn nhiên và niềm lạc quan yêu đời của họ ngay trong cảnh nghèo nàn.

Câu 2 (trang 92 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Lấy chồng cho đỡ nắng mưa

Chẳng ngờ chồng lại ngủ trưa đến giờ

- Gái sao chồng đánh chẳng chừa,

Đi chợ vẫn giữ cùi dừa bánh đa.

- Sông bao nhiêu nước cũng vừa,

Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng

- Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ

Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi

- Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông…

 

ND chính

Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao - tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào (tư cười mình) và tiếng cười châm biếm, phê phán - thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của người bình dân.