Soạn bài Biên bản - Ngắn gọn nhất

Soạn văn lớp 9 tập 2 ngắn gọn bài Biên bản. Câu 1: Phần đầu của biên bản gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan quản lí, tên biên bản,...


Phần I

ĐẶC ĐIỂM CỦA BIÊN BẢN

Trả lời câu hỏi (trang 125 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

a. Biên bản dùng để ghi lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp.

b.

* Về mặt nội dung, biên bản phải ghi lại những sự việc một cách chính xác, cụ thể, trung thực, đầy đủ, khách quan; người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.

* Về mặt hình thức trình bày, biên bản phải đảm bảo rõ ràng, chặt chẽ về bố cục:

- Phần mở đầu: 

- Phần nội dung:

- Phần kết thúc:

c. 

- Biên bản bàn giao công tác

- Biên bản Đại hội chi đoàn

- Biên bản kiểm kê thư viện

- Biên bản việc vi phạm luật lệ giao thông

- Biên bản pháp y.


Phần II

CÁCH VIẾT BIÊN BẢN

Trả lời câu 1 (trang 125 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Phần đầu của biên bản gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan quản lí, tên biên bản, địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, thành phần tham dự và chức trách từng người.

- Tên biên bản được viết chữ to và ở chính giữa trang giây.

Trả lời câu 2 (trang 126 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Phần chính của biên bản hội nghị gồm các mục ghi lại diễn biến của hội nghị.

- Các mục này được ghi ngắn gọn, rõ ý, đơn nghĩa, không làm cho người đọc hiểu thành các loại nghĩa khác.

Trả lời câu 3 (trang 126 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Phần kết thúc của biên bản nhất định phải có mục kí tên ở cuối biên bản để xác nhận vai trò của những người tham dự sự việc và trách nhiệm của họ đối với nội dung của biên bản.

Trả lời câu 4 (trang 126 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Lời văn của biên bản phải thể hiện được tính chính xác, sáng rõ, chặt chẽ của biên bản.


Luyện tập

LUYỆN TẬP

Trả lời câu 1 (trang 126 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Các tình huống cần viết biên bản: a, c, d.

- Tình huống (b): viết đơn; (e): viết bản kiểm điểm.

Trả lời câu 2 (trang 126 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Xem lại phần gợi ý ở mục trước. Chú ý: quan sát diễn biến của một cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để ghi thành các mục trong phần nội dung biên bản.

Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ

Bài giải tiếp theo


Bài học bổ sung