Soạn bài Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương - Siêu ngắn
Soạn bài Bánh trôi nước siêu ngắn nhất trang 94 SGK ngữ văn 7 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 95, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Bài “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm có 4 câu thơ, mỗi câu 7 tiếng, ngắt nhịp 4/3 truyền thống, gieo vần chân ở câu 1 - 2 - 4.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 95, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả với hình dáng tròn, màu trắng, trạng thái khi luộc chín sẽ nổi lên mặt nước, hình dáng phụ thuộc vào người nặn bánh.
b) Với nghĩa thứ hai, người phụ nữ được gợi qua một số nét:
- Hình thức: xinh đẹp “trắng lại vừa tròn”.
- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào thì vẫn giữ được tấm lòng son, thủy chung, son sắt: “giữ tấm lòng son”.
- Thân phận: trôi nổi, bấp bênh giữa cuộc đời: “bảy nổi ba chìm”.
c) Trong hai nghĩa, nghĩa thứ hai là nghĩa chính của bài, thể hiện ý đồ, tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm.
Luyện tập
- Câu ca dao "Thân em ...":
"Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu"
"Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"
- Mối liên hệ: tác phẩm Bánh trôi nước và các bài ca dao bắt đầu bằng "thân em", đều cho thấy số phận bấp bênh, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ không có quyền tự quyết định số phận của mình.
Bố cục
2 phần
- Phần 1 (2 câu đầu): Hình ảnh bánh trôi nước.
- Phần 2 (2 câu cuối): Thân phận, phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước.
ND chính
|
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Soạn bài Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương - Siêu ngắn timdapan.com"