Bánh chưng, bánh giầy

Soạn bài Thánh Gióng siêu ngắn nhất trang 9 SGK ngữ văn 6 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài


Câu 1

Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “chứng giám”): Vua chọn người nối ngôi.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “nặn hình tròn”): Cuộc đua tài.

- Đoạn 3 (Còn lại): Kết quả thi tài.

Nội dung chính: Suy tôn tài năng, phẩm chất của con người trong việc dựng xây đất nước.

Trả lời câu 1 (trang 12, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

- Hoàn cảnh: Vua Hùng chọn người nối ngôi khi giặc ngoài đã dẹp yên, vua tuổi đã già.

- Ý định: chọn người nối chí, không nhất thiết là con trưởng.

- Hình thức: thông qua cuộc thi tài, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi.


Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 12, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

   Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:

- Lang Liêu là người con thiệt thòi nhất, nghèo và chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, khoai.

- Chàng hiểu được ý thần: lấy nguyên liệu sẵn có của nhà nông để làm ra hai loại bánh. 


Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 12, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

    Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua vì:

- Lang Liêu là người biết quý trọng hạt gạo, biết dùng những thứ do bàn tay mình làm ra để tế Tiên vương.

- Cho thấy chàng là người có tài, đức, hiếu, xứng đáng trở thành minh quân trong tương lai.


Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 12, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

    Ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”:

- Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy đồng thời tái hiện hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước.

- Truyện còn phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.