Soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - chi tiết

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương


Câu 1

Câu 1 (trang 98 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và nêu cảm nhận

Lời giải chi tiết:

- Trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương, bài thơ Đường núi mang vẻ đẹp trong trẻo, thanh bình của bức tranh thiên nhiên; sức sống mãnh liệt, lòng yêu đời, yêu cuộc sống của con người nơi vùng núi và qua đó cảm nhận được tình yêu tha thiết của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đối với đống đất núi rừng làng mạc nước non mình.

- Sau khi đọc bài bình của Vũ Quần Phương, ta thấy được sự tài hoa, tinh tế của Nguyễn Đình Thi trong lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả; sáng tạo nên âm điệu lắng lại, chơi vơi, thanh nhẹ; tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh; sự nối liền trong bức tranh siêu thực nhiều mảng không gian, khung cảnh khác nhau;...


Câu 2

Câu 2 (trang 98 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải suy nghĩ sâu hơn về bài thơ đã đọc?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài bình thơ của Vũ Quần Phương

Lời giải chi tiết:

- Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp em tiếp nhận bài thơ ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ.

- Những câu, những ý trong bài bình thơ khiến em ấn tượng:

+ Những câu văn mang tính chất khái quát chủ đề của bài thơ: Bài thơ như bức tranh chấm phá vài nét chiều rừng tiết kiệm cả nét lẫn màu ấy lại thấy nổi rõ lên lòng yêu đất đai thôn bản say đắm của người viết hay tài năng của tác giả: Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh...

+ Những câu đánh giá về cách thể hiện cảm xúc của nhà thơ: Âm điệu câu thơ là âm điệu của nội tâm, vần bị bỏ rơi. Chỗ nào tâm tình lắng lại thì âm điệu câu thơ lắng lại, chơi vơi, thanh nhẹ. Câu thơ 5 chữ hay 6 chữ không phải do vần điệu thể loại quy định mà do tâm tình tác giả...

- Lời bình về đặc sắc của một câu thơ bất trong bài thơ: Độ dài câu thơ có tác dụng như một sự ngưng đọng, sự lắng nghe từ trong kí ức người những ánh lửa bếp chiều, những tia khói xanh trên mái lá. Hai câu thơ kết dài tới 7 âm tiết như một sự ngân nga của tâm trí.


Câu 3

Câu 3 (trang 98 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn bình thơ của Vũ Quần Phương để tìm ý và trả lời

Lời giải chi tiết:

- Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ: người bình thơ cảm nhận, thấu hiểu được những rung động, tình cảm tinh tế, kín đáo của nhà thơ dành cho thiên nhiên, con người nơi đây; cảnh vật trong bài thơ được điểm xuyết, lướt qua khá nhanh và vội, cái tạo nên tính liền mạch ở đây chính là cảm xúc của người viết,... Cũng chính nhờ sự đồng cảm sâu sắc với bài thơ nên nhà phê bình mới có sự phát hiện rất tinh tế là âm điệu câu thơ chính là âm điệu của nội tâm chứ không phải âm điệu được tạo nên bởi cách hiệp vần, vần đã bị bỏ rơi.

- Theo em, đây là một sự đồng cảm đầy giá trị nghệ thuật và có ý nghĩa quan trọng. Nó giúp cho nhà phê bình có thể cảm nhận được một cách sâu sắc, tinh tế những tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ gửi gắm trong bài thơ, từ đó có thể lan tỏa tình cảm này đến với người đọc.


Câu 4

Câu 4 (trang 98 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nhận định, kết hợp với nội dung văn bản và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh ở trong bài thơ Đường núi được thể hiện: buổi chiều vùng núi, có lối mòn, nắng nhạt, nhà sàn, khói bếp, gió nổi, trăng lên, áo chàm, tiếng hát, cánh đồng,... Nhưng đúng như Vũ Quần Phương khẳng định, cái làm chúng ta xúc động chính là cảm xúc, tình cảm của nhà thơ ẩn chứa sau khung cảnh đó. Phong cảnh bài thơ mạng đậm vị tâm hồn của tác giả, đó là tâm hồn yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình, là cái nhìn ngất ngây với sương mây, rì rào với tiếng suối,... Đằng sau mỗi cảnh sắc thiên nhiên ta đều cảm nhận được tiếng reo vui lặng thầm của nhà thơ: Ôi những vạt ruộng vàng/ Chiều nay rung rinh lúa ngả/ Dải áo chàm bay múa/ Tiếng ai hát trên nương...


Câu 5

Câu 5 (trang 98 SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, xác định nội dung mà mình sẽ bổ sung

Lời giải chi tiết:

Bài phê bình của Vũ Quần Phương là một văn bản tinh tế, chứa chan cảm xúc, nêu bật được những cảm xúc nổi bật nảy ra từ trong bài thơ. Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung thêm phần phân tích, cảm nhận về 4 câu thơ cuối của bài thơ. 

    Mái nhà sàn tỏa khói xanh

Hươu gào xa văng vẳng

                   Một mảnh trăng dốc ngả chập chùng

                    Bước chân bóng động nghiêng bờ núi.

Hoặc bổ sung phần phân tích hiệu quả thẩm mĩ của việc sử dụng biện pháp tu từ như nhân hóa trong việc giúp cho cảnh vật thiên nhiên nơi vùng núi trở nên gần gũi, giàu sức sống hơn: Dải áo chàm bay múa, Bờ tre đang reo ánh lửa,...