Phương pháp giải một số bài tập về cấu hình electron nguyên tử hay nhất

Phương pháp giải ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.


Dạng 1: Từ Z (số hiệu nguyên tử) => Cấu hình e của nguyên tố hóa học, xác định loại nguyên tố.

* Lý thuyết cần nhớ:

- Tuy các electron được sắp xếp lần lượt theo mức năng lượng từ thấp đến cao, tuy nhiên khi Z tăng, trong cấu hình e, các phân lớp có sự chèn mức năng lượng theo dãy như sau

1s     2s     2p    3s    3p    4s     3d      4p        5s       4d       5p       6s     4f      5d      6p      7s

(son son phấn son phấn son đánh phấn son đánh phấn son phải đánh phấn son)

- Cách viết cấu hình e nguyên tử các nguyên tố:

B1: Xác định số electron trong nguyên tử

B2: Phân bố các electron theo trật tự mức năng lượng AO tăng dần

B3: Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp electron trong một lớp.

* Lưu ý: Dạng (n – 1)d4ns2 chuyển thành (n – 1)d5ns1

           (n – 1)d9ns2 chuyển thành (n – 1)d10ns1

Một số ví dụ điển hình

Ví dụ 1: Viết cấu hình electron của Fe có Z = 26. Cho biết Fe thuộc nguyên tố gì?

+  Các phân lớp e được sắp xếp theo mức năng lượng AO tăng dần là:

1s22s22p63s23p64s23d6 (1)

=> Cấu hình electron của nguyên tử Fe là: 1s22s22p63s23p63d64s2

Fe là nguyên tố d (từ (1) phân lớp có mức năng lượng cao nhất của Fe là phân lớp d)

Ví dụ 2: Cho biết sắt có số hiệu nguyên tử là Z = 26

a. Cấu hình electron của ion Fe2+ là :

A. 1s22s22p63s23p64s23d4.

B. 1s22s22p63s23p63d6.                       

C. 1s22s22p63s23p63d54s1.

D. 1s22s22p63s23p63d44s2.

b. Cấu hình electron của ion Fe3+ là :

A. 1s22s22p63s23p64s23d3

B. 1s22s22p63s23p63d44s1.                       

C. 1s22s22p63s23p63d5.

D. 1s22s22p63s23p63d34s2.

Hướng dẫn giải chi tiết:

- Từ ví dụ 1 => Cấu hình e của Fe là: 1s22s22p63s23p63d64s2

a, Fe2+ là cation do nguyên tử Fe mất đi 2 e hình thành nên

=> Cấu hình của Fe2+ : 1s22s22p63s23p63d6

Đáp án B

b, Fe3+ là cation do nguyên tử Fe mất đi 3 e hình thành nên

=> Cấu hình của Fe3+ : 1s22s22p63s23p63d5

Đáp án C

Ví dụ 3: Cation M3+ có 18 electron. Cấu hình electron của nguyên tố M là :

A. 1s22s22p63s23p63d14s2

B. 1s22s22p63s23p64s23d1.

C. 1s22s22p63s23p63d24s1.

D. 1s22s22p63s23p64s13d2.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Cấu hình e của M3+ là: 1s22s22p63s23p6

Cation M3+ là do nguyên tử M mất đi 3 e hình thành nên

=> Cấu hình e của M là: 1s22s22p63s23p63d14s2

* Lưu ý: Đối với nguyên tố d, electron phải lấp đầy phân lớp 4s trước rồi mới đến phân lớp d

Đáp án A

* Để xét cấu hình ion, ta dựa vào cấu hình e của nguyên tố đang xét

Dạng 2: Từ e lớp ngoài cùng xác định đặc điểm của nguyên tố hóa học

* Lý thuyết cần nhớ

Cấu hình e lớp ngoài cùng

ns1, ns2, ns2np1

ns2np2

ns2np3, ns2np4, và ns2np5

ns2np6

(He : 1s2)

Số electron thuộc lớp ngoài cùng

1,2,3

4

5,6 hoặc 7

8 (2 ở He)

Loại nguyên tố

Kim loại

(trừ H, He, B)

Có thể là kim loại hoặc phi kim

Thường là phi kim

Khí hiếm

Tính chất cơ bản của nguyên tố

Tính kim loại

Có thể là tính kim loại hay tính phi kim

Thường có tính phi kim

Tương đối trơ về mặt hóa học

* Một số ví dụ cụ thể

Ví dụ 1: Cho biết cấu hình electron của nguyên tử một số nguyên tố sau :

a. 1s22s22p63s1

b. 1s22s22p63s23p5 

c.1s22s22p2

d. 1s22s22p63s23p63d64s2

e. 1s22s

f. 1s22s22p1 

g. 1s1

h. 1s2

1. Hãy cho biết những nguyên tố nào là kim loại, phi kim ?

2. Nguyên tố nào trong các nguyên tố trên thuộc họ s, p hay d ?

3. Nguyên tố nào có thể nhận 1 electron trong các phản ứng hóa học ?

Hướng dẫn giải chi tiết

1. Những nguyên tố kim loại là: (a), (d), (e), (f), (h)

Những nguyên tố phi kim là: (b), (c), (g)

2. Nguyên tố thuộc họ s là: (a), (e), (g), (h)

Nguyên tố thuộc họ p là: (b), (c)

Nguyên tố thuộc họ d là: (f)

3. Nguyên tố có thể nhận 1 electron trong các phản ứng hóa học là: (b)

(Vì b có 7e lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhận 1 e để đạt được cấu hình bền)

Ví dụ 2: Cation M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6, cấu hình electron của nguyên tử M là :

A. 1s22s22p6.               B. 1s22s22p63s1.

C. 1s22s22p63s2.          D. 1s22s22p4.

Hướng dẫn giải chi tiết:

M2+ là ion dương do nguyên tử M bị mất 2 e hình thành nên.

Cấu hình e của M2+ là: 1s22s22p6

=> Cấu hình e của M là: 1s22s22p63s2

Đáp án C

Ví dụ 3: Anion Y2- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6, số hiệu nguyên tử Y là :

A. 8.                            B. 9.

C. 10.                          D. 7.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Y2- là anion âm do nguyên tử Y nhận thêm 2 e tạo thành

Cấu hình e của Y2- là: 1s22s22p6

Cấu hình e của Y là: 1s22s22p4

=> Số hiệu nguyên tử của Y là 8

Đáp án A

Ví dụ 4: Cation X3+ và anionY2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Kí hiệu của các nguyên tố X, Y là :

A. Al và O.                B. Mg và O.

C. Al và F.                 D. Mg và F.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Cấu hình e của X3+ và Y2- là: 1s22s22p6

X3+ là cation dương do X nhường đi 3 e tạo nên.

=> Cấu hình e của X là: 1s22s22p63s23p1 => X là Al

Y2- là anion âm do Y nhận thêm 2 em tạo nên

=> Cấu hình e của Y là: 1s22s22p4 => Y là O

Đáp án A

Ví dụ 5: : Một cation Rn+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử R có thể là :     

A. 3s2.                          B. 3p1.

C. 3s1.                              D. A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải chi tiết:

R khi tham gia phản ứng có xu hướng tạo cation Rn+ => R là kim loại

=> R có thể có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùng

=> Câu hình của Rn+ là: 1s22s22p6

Cấu hình của R có thể là: 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1

Đáp án D

Dạng 3: Từ đặc điểm số electron trong mỗi phân lớp để tìm ra nguyên tố hóa học

Một số ví dụ điển hình

Ví dụ 1: Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 11. Nguyên tố X là :

A. Nguyên tố s.            B. Nguyên tố p.

C. Nguyên tố d.            D. Nguyên tố f.

Hướng dẫn giải chi tiết

X có tổng số e ở phân lớp p là 11

=> Các phân lớp p có chứa e của X là: 2p6, 3p5.

Vì ở lớp 3, phân lớp 3p chưa bão hòa => 3p là phân lớp ngoài cùng của X

=> X là nguyên tố p

Đáp án C

Ví dụ 2: Một nguyên tử Y có tổng số electron ở phân lớp s là 7. Nguyên tố X là :

A. Canxi                     B. Bari

C. Magie                    D. Kali

Hướng dẫn giải chi tiết:

Y có tổng số electron ở phân lớp s là 7

=> Các phân lớp p có chứa e của Y là: 1s2, 2s2, 3s2, 4s1.

Vì phân lớp 4s chưa bão hòa => 4s là phân lớp ngoai cùng của nguyên tố Y

=> Cấu hình electron của nguyên tố Y là: 1s22s22p63s23p64s1

Y là Kali

Đáp án D

Ví dụ 3: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây ?

A. O (Z = 8).

B. S (Z = 16). 

C. Fe (Z = 26).

D. Cr (Z = 24).

Hướng dẫn giải chi tiết:

X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6

=> Các phân lớp s có chứa electron của X là: 1s2, 2s2, 3s2.

Theo đề bài, tổng số electron lớp ngoài cùng cũng là 6

=> Cấu hình e lớp ngoài cùng của X là: 3s23p4

=. Cấu hình e của X là: 1s22s22p63s23p4

=> X là S (lưu huỳnh)

Đáp án B

Bài giải tiếp theo