Phong trào Văn hóa Phục hưng

Bước sang giai đoạn hậu kì trung đại, giai cấp tư sản mới ra đời, tuy có thế lực về kinh tế, song lại chưa có địa vị xã hội tương ứng


3. Phong trào Văn hóa Phục hưng

* Nguyên nhân:

- Giai cấp tư sản mới ra đời, tuy có thế lực về kinh tế, nhưng lại chưa có địa vị xã hội tương ứng.

- Cùng với việc nhận thức được bản chất của thế giới, giai cấp tư sản đã đứng lên đấu tranh, chống lại giáo lí Kitô mang nặng những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến.

* Phong trào Văn hoá Phục hưng:

- Giai cấp tư sản, một mặt muốn khôi phục lại tinh hoa văn hoá xán lạn của các quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô-ma. Mặt khác cũng góp phần xây dựng một nền văn hoá mới, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật. Trào lưu văn hóa này được gọi là phong trào Văn hoá Phục hưng.

- Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là I-ta-li-a. Từ đây, phong trào đã lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng lớn.

- Thời đại Văn hoá Phục hưng chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - kĩ thuật, sự phát triển phong phú về văn học và sự nở rộ các tài năng.

- Những cá nhân tiêu biểu thời kì này được gọi là những con người “khổng lổ”. Đó là:

+ Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học;

+ Đê-các-tơ vừa là nhà toán học xuất sắc, vừa là nhà triết học lớn;

+ Lê-ô-na đơ Vanh-xi vừa là hoạ sĩ thiên tài, vừa là kĩ sư nổi tiếng;

+ Sếch-xpia là nhà soạn kịch vĩ đại,...

- Nội dung chính:

+ Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến.

+ Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ.

- Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến lỗi thời. Nó đã cổ vũ và mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển hơn.


Bài học bổ sung