Phong trào chống thực dân ở Phi-líp-pin

Từ giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha.


3. Phong trào chống thực dân ở Phi-líp-pin

* Chính sách cai trị của thực dân Tây Ban Nha:

- Từ giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha.

- Trong hơn 300 năm đô hộ, thực dân Tây Ban Nha đã ra sức khai thác các đồn điền, hầm mỏ… ở Phi-líp-pin phục vụ cho chính quốc.

- Đứng đầu bộ máy hành chính là viên Toàn quyền người Tây Ban Nha. Việc cai trị các tỉnh cũng nằm trong tay các tổng đốc người Tây Ban Nha. Hầu hết cư dân ở đây theo đạo Thiên Chúa do người Tây Ban Nha truyền đến. Chỉ có một số dân cư ở phía nam (đảo Min-đa-nao) theo đạo Hồi nhưng lại bị phân biệt đối xử rất tồi tệ. Những điều đó làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân Phi-líp-pin với thực dân Tây Ban Nha ngày càng trở nên gay gắt.

* Phong trào đấu tranh của nhân dân Phi-líp-pin:

Năm 1972, nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa, hô vang khẩu hiệu “Đả đảo bọn Tây Ban Nha!”, tấn công vào các đồn trú của quân đội Tây Ban Nha, làm chủ Ca-vi-tô trong 3 ngày. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa thất bại, những người lãnh đạo bị bắt và bị xử tử.

Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, ở Phi-líp-pin xuất hiện hai xu hướng chính trong phong trào giải phóng dân tộc.

+ Xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan. Năm 1892, Hô-xê Ri-dan thành lập “Liên minh Phi-líp-pin”, thu nạp nhiều trí thức yêu nước, địa chủ và tư sản tiến bộ cùng một số dân nghèo. Liên minh chủ trương tuyên truyền, khởi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Phi-lip-pin.

+ Xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. Không tán thành đường lối cải cách ôn hòa, tháng 7-1892, Bô-ni-pha-xi-ô tách khỏi Liên minh Phi-líp-pin, thành lập “Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân” - viết tăt là KATIPUNAN.

Ngày 28-8-1896, Bô-ni-pha-xi-ô phát lệnh khởi nghĩa với khẩu hiệu “Chiến thắng hay là chết!”, được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt. Phong trào kháng chiến chống thực dân lan rộng toàn quần đảo. Tại nhiều vùng giải phóng, chính quyền nhân dân do KATIPUNAN lãnh đạo đã được thiết lập, tiến hành chia ruộng đất cho nông dân, tiến tới thành lập nền cộng hòa. Sau đó, Bô-ni-pha-xi-ô bị sát hại, KATIPUNAN tan rã (1897).

Vào lúc này, đế quốc Mĩ đang tìm cách bành trướng sang bờ Tây Thái Bình Dương nên đã không bỏ lỡ cơ hội. Tháng 4-1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha dưới danh nghĩa ủng hộ cuộc đấu tranh chống thực dân của nhân dân Phi-líp-pin. Tháng 6-1898, Mĩ dựng A-ghi-nan-đô lên làm Tổng thống nước Cộng hòa Phi-líp-pin. Sau khi Tây Ban Nha thua trận, quân Mĩ đổ bộ chiếm Ma-ni-la và nhiều nơi trên quần đảo. Nghĩa quân Phi-líp-pin chuyển sang đấu tranh chống Mĩ xâm lược. Cuộc kháng chiến của nhân dân Phi-líp-pin chống Mĩ diễn ra trong tình trạng không cân sức, kéo dài đến năm 1902 thì bị dập tắt. Từ đây, Phi-líp-pin trở thành thuộc địa của Mĩ.

Cuộc khởi nghĩa năm 1896 ở Phi-lip-pin được coi là cuộc cách mạng mang tính chất tư sản, chống đế quốc đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Phi-líp-pin trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc.

Bài giải tiếp theo
Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia
Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX
Xiêm giữa thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX
Dựa vào lược đồ (Hình 9), trình bày những nét chính về quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á
Hãy nêu những nét lớn trong phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.
So sánh những điểm giống và khác nhau giữa 2 xu hướng đấu tranh ở Phi-líp-pin.
Cách mạng năm 1896 ở Phi-líp-pin diễn ra như thế nào ?
Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ đối với Phi-líp-pin như thế nào ?
Trình bày diễn biến chính các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Cam-pu-chia.
Nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia đã đoàn kết chiến đấu như thế nào trong các cuộc khởi nghĩa A-cha Xoa và Pu-côm-bô ?

Video liên quan



Bài giải liên quan

Từ khóa