Phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về mùa xuân Hà Nội

Phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về mùa xuân Hà Nội: Khí hậu miền Bắc nước ta một năm chia làm bốn mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông. Mùa nào cũng có những nét đẹp riêng nhưng mùa xuân có nhiều điều kì thú nhất.


Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về mùa xuân Hà Nội

BÀI LÀM

   Khí hậu miền Bắc nước ta một năm chia làm bốn mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông. Mùa nào cũng có những nét đẹp riêng nhưng mùa xuân có nhiều điều kì thú nhất.

   Theo quy luật tuần hoàn của tạo hoá, cứ đông tàn thi xuân đến. Trước Tết Nguyên Đán khoảng nửa tháng, thời tiết bắt đầu thay đổi. Những trận mưa phùn lạnh lẽo thưa dần rồi ngớt hẳn. Bầu trời không còn nhuốm màu xám xịt mả đã sáng tươi hơn. Những dải mây trắng hoặc xanh lơ màu nước biển lãng đãng trôi. Không khí ấm áp làm cho con người cùng vạn vật lại trào dâng nhựa sống, náo nức đón đợi mùa xuân.

   Giữa không trung, chim én từng đàn vun vút chao liệng, báo hiệu mùa xuân sắp bắt đầu. Nếu để ý một chút, ta sẽ thấy trên những cành lộc vừng, cơm nguội, bàng... ven đường đã rụng hết lá, vô số chiếc mầm nhỏ xíu đang cựa quậy, muốn xuyên thủng lớp vỏ xù xì, thô ráp để nhú ra những búp non, lộc nõn mơn mởn trong mưa xuân.

   Những ngày giáp Tết ở Hà Nội rộn ràng và náo nức lạ thường! Niềm vui ngời lên trong ánh mắt trẻ thơ, trong dáng điệu tất bật của những người đi sấm Tết. Gương mặt phố phường thay đổi nhanh chóng. Nhà cửa được trang hoàng lộng lẫy bằng sắc màu rực rỡ của đèn, hoa, của những tấm băng-rôn đỏ với dòng chữ vàng: Chúc mừng năm mới vẽ những cành đào, cành mai, hay những chiếc đèn lồng xinh xắn.

   Các chợ lớn nhỏ trong thành phố đều đông nghịt người. Chợ Đồng Xuân, chợ Ngọc Hà, chợ Bưởi, chợ Mơ, chợ Ô, cầu Đền... người mua, kẻ bán chen chúc, xô đẩy ồn ào. Chợ Tết có một sức hấp dẫn ghê gớm. Người ta đi chợ Tết để được đắm mình vào cái không khí đặc biệt một năm chỉ có một lần, để sắm Tết và xem thiên hạ đua nhau sắm Tết. Hơn thế nữa, đi chợ Tết để được thoả thích ngắm nhìn bao nhiêu của ngon vật lạ của quê hương, đất nước.

   Khi chuyện mua sắm đã tạm ổn, người Hà Nội nghĩ đến hoa. Có thể nói là người Hà Nội yêu hoa và có thú chơi hoa đã lâu đời. Từ ngày hăm tám cho đến sáng ba mươi Tết, trên các ngả đường từ nội ô ra ngoại thành, dòng người và xe nườm nượp nối nhau không dứt. Họ tìm đến các làng hoa nổi tiếng như Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Nhật Tân, Nghi Tàm... để mua đào, mua quất và những loại hoa khác. Trong ba ngày Tết, chẳng kể giàu hay nghèo, nhà nào cũng có một chậu cúc, một cành đào, một bình hồng nhung, lay-ơn hoặc mấy cây hải đường hoa nở đỏ chói cho vui cửa vui nhà, làm tăng thêm vẻ tưng bừng của Tết. 

   Đứng trước những vườn đào, vườn quất và những khu vườn có hàng trăm loài hoa đang phơi phới đón nhận làn mưa xuân tươi mát, ta sẽ thấy trong tám hồn dâng lên một niềm hạnh phúc vô bờ. Trái tim ta hân hoan cất lời cảm ơn lạo hoá đã ban cho mặt đất một sức sống bất diệt và hào phóng tặng cho con người những món quà vô giá của thiên nhiên.

   Trong dịp Tết, còn gì thú vị bằng được cùng với những người thân yêu dạo chơi dưới làn mưa xuân êm ái giăng giăng đầy trời một màn bụi nước li ti, mơ hố như sương như khói. Mưa xuân làm cho cảnh vật trở nên huyền ảo và thơ mộng. Hổ Gươm với cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa... Hồ Tây, hồ Trúc Bạch với chùa Trấn Quốc và con đường Thanh Niên chạy lên phía Phủ Tây Hồ cùng những hàng cây, mái phố nhấp nhô đều nhạt nhòa, thấp thoáng trong mùa xuân.

   Đầu xuân, thời tiết vẫn còn se se lạnh. Làn nắng xuân mới hé lảm ửng hồng đôi má thiếu nữ và chiếu lóng lánh trên những giọt sương đọng trên lá cây hoặc vạt cỏ xanh mướt ven đường. Ra Giêng ngày rộng tháng dài, người người nô nức rủ nhau du xuân, đi lễ chùa hay trảy hội ở những vùng lân cận để cầu mong một năm mới an lành. Đẹp biết mấy là mùa xuân Hà Nội! Quý biết mấy là khát vọng ấm no, hạnh phúc của người dân đất Việt mỗi dịp Tết đến, xuân sang!

Bài giải tiếp theo