Phân tích hình ảnh quê hương Gò Me trong bài thơ Gò Me của Hoàng Tố Nguyên

Trong dòng hồi tưởng của một người con xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên vừa bình dị, thân thuộc, vừa sinh động, lung linh


Trong dòng hồi tưởng của một người con xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên vừa bình dị, thân thuộc, vừa sinh động, lung linh. Trong không gian cảnh vật rộng lớn, mênh mông có ngọn hải đăng soi đường cho những đoàn thuyền đánh cá. Lời khẳng định Quê tôi đó như một tiếng gọi tha thiết, đầy tự hào về quê hương. Dòng thơ như thể hiện tâm trạng đau đáu với quê hương Gò Công mà không biết khi nào anh mới được trở về:

Quê tôi đó; mặt trông ra bể

Đốm hải đăng tắt lóe đêm đêm

Không gian ấy nơi tác giả đã từng gắn bó, hình ảnh con đê cát đỏ cỏ viền hiện lên sinh động, một bãi cỏ triền đê nơi có đàn ngựa kéo lên tận Gò Công:

Con đê cát đỏ cỏ viền

Leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò.

Ruộng vây quanh, bốn mùa gió mát

Lúa nàng (*) – keo chói rực mặt trời

Ao làng trăng tắm, mây bơi

Nước trong như nước mắt người tôi yêu

Quê tôi sớm sớm, chiều chiều

Lao xao vườn mía

Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ

Âm thanh leng keng của tiếng nhạc ngựa sống động kết hợp với âm thanh của tiếng sáo, tiếng chim tạo nên một Gò Me trù phú, vui tươi. Với những ánh sáng nhiều màu sắc, cung bậc của những quãng thời gian khác nhau trong ngày: ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt, lóe sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya. Cảnh vật Gò Me hiện lên với sự trong mát, bình yên, giản dị của miền quê thân thiện. Trong đó, câu thơ:

Nước trong như nước mắt người tôi yêu

Thiên nhiên Gò Me hiện lên như một bức tranh phong cảnh tươi đẹp. Hình ảnh so sánh thật tình tứ, ý nhị. Vẻ đẹp trong sáng của đôi mắt người yêu khiến ta liên tưởng đến một bức tranh phong cảnh tươi đẹp với đầy đủ màu sắc trong mắt của cây cối, âm thanh sinh động của tiếng chim và những hình ảnh động rập rờn của bươm bướm hay những chiếc lá đong đưa trong chiều hè.