Phân tích đoạn kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng
Vũ Như Tô viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516-1517 dưới triều Lê Tương Dực.
- Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) là nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có những đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong của ông trong sáng, giản dị, đôn hậu nhưng thâm trầm, sâu sắc.
- Tác phẩm: Vũ Như Tô là vở kịch 5 hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516-1517 dưới triều Lê Tương Dực.
Đoạn trích nằm trong hồi thứ 5, hồi cuối cùng của vở kịch.
1. Tóm tắt đoạn trích
Vũ Như Tô là một kiến trúc sư có tài, bị tên hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Vốn là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân cho nên mặc dù bị Lê Tương Dực dọa giết, Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân và từ chối xây dựng Cửu Trùng Đài (hồi 1).
Đan Thiềm, một cung nữ đã thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu cầu của Lê Tương Dực, lợi dụng tiền bạc và quyền thế của hắn, trổ hết tài năng để xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vững bền cho nhân dân nghìn năm sau còn hãnh diện.
Theo lời khuyên, Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ, chấp nhận xây dựng Cửu Trùng Đài. Từ đó, ông dồn tâm trí và bằng mọi giá để xây dựng tòa lâu đài sao cho thật hùng tráng, mĩ lệ. Ông đã vô tình gây biết bao tai họa cho nhân dân để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình đã ra lệnh tăng thêm sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, hành hạ những người chống đối. Dân căm phẫn vua: thợ oán Vũ Như Tô do nhiều người chết vì tai nạn, vì ông cho chém những ké chạy trốn. Công cuộc xây dựng càng gần kề thành công thì mâu thuẫn giữa tập đoàn thống trị xa hoa, trụy lạc với tầng lớp nhân dân nghèo khổ, giữa Vũ Như Tô với những thợ lành nghề và người dân lao động mà ông hằng yêu mến càng ngày càng gay gắt, (hồi II, II, IX).
Lợi dùng tình hình rối ren và mâu thuẫn, Quận công Trịnh Duy Sản – kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình - đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Cửu Trùng Đài bị chính những người thợ đập phá, thiêu hủy (hồi V).
Đoạn trích trên nằm ở hồi (V).
2. Phân tích các mâu thuẫn cơ bản nằm trong chín lớp của hồi V
Trong hồi năm của vở kịch Vũ Như Tô, các mâu thuẫn đã được cụ thể:
- Mâu thuẫn giữa phe nổi loạn và phe Lê Tương Dực:
Phe nổi loạn gồm nhiều nhân vật: dân chúng, thợ xây dựng Cửu Trùng Đài. Các nhân vật này đã xuất hiện từ trong những đoạn trước. Đoạn này, các nhân vật chỉ xuất hiện trong lời của Đan Thiềm: Dân gian đói kém nổi lên tứ tung khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Các nhân vật này cũng xuất hiện qua lời của tên nội gián: Thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch.
Phe đó, lập trong triều đình đứng đầu là Trịnh Duy Sản, sau Trịnh Duy Sản là Ngô Hạch, An Hòa Hầu (nhân vật này chỉ được nói đến chứ không xuất hiện).
Mâu thuẫn này trong hồi 5 đã lên đến đỉnh điểm và đã được giải quyết dứt điểm. Trịnh Duy Sản, Ngô Hạch giết chết Lê Tương Dực. Đây là màu thuần bị chi phối bởi các mâu thuẫn khác và được các mâu thuần ấy làm cho tăng lên
- Mâu thuẫn giữa phe Trịnh Sản với Kim Phượng và các cung nữ vì coi đó là phương tiện hành lạc của Lê Tương Dực cũng được đẩy lên ở đinh cao. Kim Phượng và cung nữ đã lái sự căm ghét đó sang Đan Thiềm. Vũ Như Tô để mong bớt tội, mong thoát mũi kiếm trừng phạt của Ngô Hạch.
- Bản thân mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô cũng được thể hiện rõ trong hồi thứ năm này. Một phần lớn thợ xây Cửu Trùng Đài tham gia cuộc nổi loạn vì họ bại, đói khổ (vì bị ăn chặn, chết, bị thương, vì tai nạn, bệnh dịch...) chính bản thân Vũ Như Tô cũng bị đá đè vào chân, một số thợ bị Vũ Như Tô chém (để duy trì quân số và kỉ luật lao động trên công trường xây Cửu Trùng Đài). Đan Thiềm cũng bị nhiều thợ oán như oán Vũ Như Tô vì biết Đan Thiềm “xui” Vũ Như Tô nhận xây Cửu Trùng Đài.
Vũ Như Tô vì say sưa với công trình nghệ thuật, quên cả thực tế và lòng dân. Đến khi cuộc nổi loạn nổ ra. Đan Thiềm báo cho Vũ Như Tô biết bị giết đến nơi nhưng Vũ Như Tô vẫn không chịu đi vì cho rằng mình là người vô tội, còn muốn chứng minh sự quang minh chính đại của mình, còn hi vọng thuyết phục được An Hòa Hầu. Và đặc biệt là Vũ Như Tô muốn sống chết với Cửu Trùng Đài, vì ông coi Cửu Trùng Đài là lẽ sống, nếu Cửu Trùng Đài bị phá thì ông cũng không thiết sống nữa. Đây là mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô và Đan Thiềm tập trung ở Vũ Như Tô tức là mâu thuẫn giữa lòng căm ghét tên hôn quân với khát vọng xây dựng một công trình nghệ thuật lớn cho đất nước, cho đời sau).
Hai mâu thuẫn lớn: Chính của vở kịch gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau.
3. Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô, Đan Thiềm trong đoạn trích
Tâm trạng và diễn biến tính cách của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích:
Vũ Như Tô là một nghệ sĩ có nhân cách, có lí tưởng nghệ thuật, không phải là người ham sống, sợ chết hoặc hám lợi. Lúc đầu, ông thà chết chứ nhất định không xây Cửu Trùng Đài cho hôn quân: khi được vua thưởng bạc vàng, lụa là ông đem chia hết cho thợ. Nhưng Vũ Như Tô quá say sưa với mơ ước xây dựng một công trình nghệ thuật lớn cho đất nước, cho đời sau đến mức quên cả thực tế: dân chúng đang đói khổ, càng bị giai cấp thông trị bòn rút mồ hôi, nước mắt để xây Cửu Trùng Đài.
Vũ Như Tô tích cực xây Cửu Trùng Đài càng làm cho khối mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến thối nát Lê Tương Dực với nhân dân đang bị bần cùng hỏa vì sưu thuế, tạp dịch được tăng dần lên. Đan Thiềm khuyến khích Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài càng làm cho mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô tăng cao hơn. Khát vọng nghệ thuật trong con người nghệ sĩ ở Vũ Như Tô có phần chính đáng nhưng đã đặt nhầm chỗ, nhầm thời. Trong việc xây Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân. Diễn biến mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô và Đan Thiềm, mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ, giữa khát vọng nghệ thu và thực tế xã hội đã có kết cục nhưng thực ra vẫn chưa được giải quyết triệt để Vũ Như Tô bị giết mặc dù không cố tình hại dân, bản thân Vũ Như Tô không nhận ra sai lầm của mình.
4. Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân thể hiện trong hồi V của vở kịch
- Trong hoàn cảnh xã hội lúc bây giờ, việc mong muốn có được một Cửu Trùng Đài là không đúng. Nghệ thuật không thể đứng cao hơn cuộc sống, cao hơn cả sự sống còn của nhân dân. Khát vọng và động cơ của Vũ Như Tô là chính đáng, nhưng xây Cửu Trùng Đài là không nên vì lúc đó là chất thêm một gánh nặng cho dân chúng.
- Đan Thiềm và Vũ Như Tô là những người quá say mê nghệ thuật, mà quên cả thực tế. Nhưng sự đam mê ấy luôn phải có sự tỉnh táo của người công dân quan tâm đến lợi ích của dân chúng, phải có hành vi ứng xử đúng, hợp với hoàn cảnh thực tế.
5. Tìm hiểu, nhận xét về cách diễn tả không khí, nhịp điệu của sự việc cách dẫn dắt xung đột kịch và những đặc sắc ngôn ngữ phù hợp với một vở kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng trong đoạn trích.
Đoạn trích thể hiện rất rõ đặc sắc nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao. Đặc biệt, nhà văn đã dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách.
Ví dụ: cảnh cuối cùng, khi quân sĩ dẫn Vũ Như Tô ra pháp trường, tác giả đã để dùng ngôn ngữ nhân vật để khắc họa thêm mâu thuẫn giữa con người nghệ sĩ và con người công dân trong ông qua các câu đối thoại, độc thoại, qua hành động:
“Vũ Như Tô (Nhìn ra, rú lên) - Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài để làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài! (có tiếng hô vui vẻ: “Cửu Trùng Đài đã cháy!”)
Đoạn trích còn thể hiện được tài dẫn dắt và đẩy xung đột kịch lên cao của nhà văn. Đó là hai mâu thuẫn; mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến thối nát Lê Tương Dực với nhân dân đang bị bần cùng hóa vì sưu thuế, tạp dịch: mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô.
6. Bên cạnh những lời thoại đầy kịch tính của nhân vật, các chú thích nghệ thuật của tác giả (in nghiêng và đặt trong ngoặc đơn) trong đoạn trích trên có nhiều giá trị
Các chú thích nghệ thuật của tác giả (in nghiêng và đặt trong ngoặc đơn) trong đoạn trích trên có giá trị rất lớn trong việc giúp người đọc hình dung được sự việc, nhân vật, hành động... Đó là những gợi ý để người đọc theo dõi được diễn biến, mâu thuẫn và quan trọng nhất là hành động của nhân vật.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Phân tích đoạn kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng timdapan.com"