Phần A - Trang 77, 78 Vở bài tập Vật lí 6

Giải trang 77, 78 VBT vật lí 6 (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 6


Đề bài

1. Nhiệt kế


C1.

a) Ngón trỏ của bàn tay phải  cảm thấy lạnh.

Ngón trỏ của bàn tay trái cảm thấy nóng.

b) Các ngón tay có cảm giác: Ngón tay từ bình a sẽ có cảm giác nóng, ngón tay từ bình c có cảm giác lạnh hơn dù nước trong bình b có nhiệt độ nhất định.

Từ đó có thể kết luận: Cảm giác của tay không xác định đúng được độ nóng, lạnh của 1 vật mà ta sờ hoặc tiếp xúc với nó.


C2.

Thí nghiệm vẽ ở hình 22.3 và hình 22.4 dùng để xác định nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100oC và nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC, trên cơ sở đó vẽ các vạch chia độ của nhiệt kế.


C3.


C4.

Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm là chỗ ống quản ở gần bầu đựng thủy ngân có một chỗ thắt.

Cấu tạo như nậy có tác dụng ngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể.

3. Vận dụng


C5.

a. Ta có : 300C = 00C +300C

Vậy :       300C = 320F + (30 x 1,80F) = 860F.

b. Ta có : 370C = 00C +370C

Vậy :       370C = 320F + (37 x 1,80F) = 98,60F  

Ghi nhớ:

- Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế.

- Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.

- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế,..

- Trong thang nhiệt độ Xen - xi - út, nhiệt đô của nước đá đang tan ở 00C, của hơi nước đang sôi là 1000C . Trong thang nhiệt độ Fa - ren - hai: nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F, của hơi nước đang sôi là 2120F.

Bài giải tiếp theo
Câu 22.1, 22.2, 22.3, 22.7 phần bài tập trong SBT – Trang 78,79 Vở bài tập Vật lí 6
Câu 22a, 22b, 22c, 22d phần bài tập tương tự – Trang 79 Vở bài tập Vật lí 6