Ôn tập trang 66, 67 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

Em hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây.


KP

Trả lời câu hỏi Khám phá trang 66 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

Em hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây.

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

* Đặc điểm chung của cây ăn quả

- Vai trò của cây ăn quả:

+ Sử dụng làm thực phẩm

+ Sử dụng làm nguyên liệu chế biến

+ Sử dụng làm dược liệu

+ Bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan

+ Phát triển kinh tế và văn hóa, nghệ thuật

- Đặc điểm thực vật học của cây ăn quả:

+ Rễ

+ Thân và cành

+ Lá

+ Hoa

+ Quả

- Yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả:

+ Nhiệt độ

+ Độ ẩm

+ Ánh sáng

+ Đất

+ Gió

* Các phương pháp nhân giống vô tính một số cây ăn quả phổ biến

- Giới thiệu chung về nhân giống vô tính

- Vật liệu, dụng cụ và thời vụ ghép/ giâm/ chiết

+ Vật liệu và dụng cụ

+ Thời vụ ghép/ giâm/ chiết

- Các bước tiến hành ghép/ giâm/ chiết

+ Bước 1: Chọn cành

+ Bước 2: Cắt

+ Bước 3: Xử lí

+ Bước 4: Chăm sóc

- Tiêu chí đánh giá:

+ Sản phẩm

+ An toàn lao động

+ Bảo vệ môi trường

- Đánh giá kết quả

* Kĩ thuật trồng và chăm sóc một số cây ăn quả phổ biến

- Đặc điểm thực vật học

+ Rễ

+ Thân

+ Cành

+ Lá

+ Hoa

+ Quả

- Yêu cầu ngoại cảnh

+ Nhiệt độ

+ Ánh sáng

+ Độ ẩm

+ Đất

- Quy trình trồng và chăm sóc

+ Lựa chọn thời vụ trồng cây

+ Xác định mật độ trồng cây

+ Chuẩn bị hố trồng

+ Trồng cây

+ Bón phân

+ Tưới cây

+ Phòng trừ sâu, bệnh

+ Tỉa cành và tạo tán

+ Điều khiển ra hoa, đậu quả

- Tính chi phí và hiệu quả của việc trồng cây ăn quả

- Thực hành trồng và chăm sóc cây ăn quả

+ Vật liệu, dụng cụ và thời vụ trồng cây

+ Các bước tiến hành

+ Tiêu chí đánh giá

+ Đánh giá kết quả

* Một số ngành nghề liên quan đến trồng cây ăn quả

- Một số ngành nghề liên quan đến trồng cây ăn quả

- Yêu cầu đối với người lao động thuộc ngành nghề liên quan trồng cây ăn quả

- Đánh giá khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan đến trồng cây ăn quả


CH1

Trả lời câu hỏi trang 67 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

Cây ăn quả có vai trò gì trong đời sống con người?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức trong bài đã học và kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Vai trò của cây ăn quả trong đời sống con người là:

+ Sử dụng làm thực phẩm

+ Sử dụng làm nguyên liệu chế biến

+ Sử dụng làm dược liệu

+ Bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan

+ Phát triển kinh tế và văn hoá, nghệ thuật


CH2

Trả lời câu hỏi trang 67 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

Hãy nêu một số đặc điểm thực vật học của cây xoài, thanh long, nhãn, chuối hoặc một loại cây ăn quả có múi.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức trong bài đã học và kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Một số đặc điểm thực vật học của cây xoài, thanh long, nhãn, chuối hoặc một loại cây ăn quả có múi:

Đặc điểm thực vật học

Cây xoài

Cây thanh long

Cây nhãn

Rễ

Cây xoài mọc từ hạt có rễ cọc phát triển mạnh và có thể ăn sâu xuống đất tới 6 -8 m; nhiều rễ nhánh phát triển tập trung ở tầng đất 0 - 50 cm.

Cây thanh long có hai loại rễ là rễ địa sinh và rễ khí sinh.

Rễ địa sinh phát triển từ lõi trong thân cây, phân bố ở tầng đất 0 - 30 em, có nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Rễ khí sinh mọc dọc theo thân trong không khí, bám vào trụ, giúp cây leo lên trụ đỡ.

Cây nhãn có rễ cọc ăn sâu xuống đất khoảng 3 - 5 m. Rễ sinh trưởng tập trung ở độ sâu khoảng 10 - 15 cm.

Thân và cành

Xoài là cây thân gỗ. Cây xoài trưởng thành thông thường có chiều cao khoảng 5 - 10 m. Cây có nhiều cành, mỗi năm ra 3 - 4 đợt lộc.

Thanh long là cây thân mềm. Thân và cành cây thanh long thường có ba cánh dẹp, màu xanh. Khi cắt ngang cành nhìn thấy có hai phần: bên ngoài chứa diệp lục, bên trong là lõi cứng hình trụ. Trong thân chứa nhiều nước nên thanh long có khả năng chịu hạn. Mỗi năm cây mọc 3 - 4 đợt cành.

Nhãn là cây thân gỗ. Cây trưởng thành có chiều cao khoảng 10 - 12m. Một năm cây nhãn ra từ 2 đến 4 đợt cành mới nên cây có nhiều cành.

Xoài thuộc nhóm cây xanh quanh năm, tán cây có hình bầu dục hoặc bán cầu. Cây xoài có lá đơn và sắp xếp theo hình xoắn ốc. Hình dạng của lá thay đổi tùy thuộc vào giống, có thể là hình mũi mác, thuôn dài hoặc hình trứng,... Lá non mới ra có màu đồng đỏ, chuyên dần sang màu xanh sáng và màu xanh đậm khi lá trưởng thành

Lá thanh long tiêu biến thành gai. Sát với gai có mầm ngủ có thể phân hoá thành hoa hoặc cành mới.

Nhãn có lá xanh quanh năm, tán lá dày. Lá thuộc loại lá kép, có 6 - 10 lá chét mọc đối xứng, chiều dài lá khoảng 15 - 25 cm. Lộc non thường có màu đỏ nâu và chuyển sang màu xanh khi lá trưởng thành.

Hoa

Cây xoài có thể ra hoa đực, hoa cái hoặc lưỡng tính, có màu vàng nhạt. Cành hoa phân nhánh nhiều, mọc ra từ đỉnh sinh trưởng, có thể dài 20 - 30 cm;

mỗi chùm có khoảng 200 - 400 hoa. Hoa chủ yếu được thụ phấn nhờ côn trùng và gió.

Hoa thanh long thuộc loại hoa lưỡng tính, có kích thước lớn, chiều dài trung bình 25 - 35 cm. Cây thanh long thường ra hoa vào tháng 4 - 10; hoa nở vào ban đêm và tập trung vào lúc 20 - 23 giờ; từ lúc hoa nở đến lúc hoa tàn khoảng 2 - 3 ngày.

Hoa nhãn mọc thành chùm, có nhiều nhánh, kích thước nhỏ, màu vàng nhạt. Có ba loại hoa: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Khi thụ phấn thuận lợi, hoa cái và hoa lưỡng tính sẽ tạo thành quả.

Quả

Khi chín, vỏ quả xoài thường có màu vàng hoặc tím vàng, thịt quả thường có màu vàng đậm, mềm, ít xơ; khối lượng quả đạt 100 - 1 500 g tuỳ loại. Hạt xoài thường lớn: vỏ hạt có lớp lông xơ dày, bên trong là nhân hạt. Một số giống xoài có hạt lép, làm tăng tỉ lệ phần ăn được.

Quả thanh long to, hình bầu dục, khối lượng quả khi trưởng thành dao động khoảng 300 - 500 g tuỳ theo giống. Thời gian từ lúc nở hoa đến khi thu hoạch quả khoảng 22 - 30 ngày. Khi còn non, quả thanh long có màu xanh với nhiều tai lá xanh. Khi chín, quả có nhiều màu sắc khác nhau. tuỳ vào từng giống cây. Có ba loại quả thanh long: loại quả vỏ màu đỏ đến tím và thịt quả màu trắng; loại quả vỏ màu đỏ đến tím và thịt quả màu đỏ đến tím; loại quả vỏ màu vàng và thịt quả màu trắng.

Quả có dạng hình cầu, khi chín, quả có đường kính khoảng 1,5 - 3,0 em; khối lượng 12 - 22 g tùy theo giống. Vỏ quả mỏng, dai, màu sắc thay đổi từ xanh vàng lúc non đến vàng nâu khi chín, có giống vỏ quả màu tím nâu khi chín. Thịt quả có màu trắng đục, mọng nước, vị ngọt. Hạt nhãn hình cầu, màu đỏ nâu hoặc nâu đen.


CH3

Trả lời câu hỏi trang 67 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

Nêu yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả. Đối với cây xoài, cây thanh long, em cần chú ý đến yêu cầu ngoại cảnh nào nhất? Vì sao?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức trong bài đã học và kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả:

Ngoại cảnh

Yêu cầu

Nhiệt độ

+ Cây ăn quả nhiệt đới không yêu cầu nhiệt độ thấp để phân hóa mầm hoa.

+ Câu ăn quả á nhiệt đới cần nhiệt độ thấp khoảng 10 - 20 °C để phân hoá mầm hoa trong thời gian nhất định.

Độ ẩm

Ảnh hưởng đến thời gian ngủ, nghỉ, sinh trưởng của cây: sự phân hoá hoa, nở hoa; quá trình lớn lên và chín của quả. Thông thường, ở giai đoạn ra lộc, ra hoa, phát triển quả, cây ăn quả cần lượng nước lớn, độ âm đất nên duy trì khoảng 70 - 80%; ngược lại vào thời kì ngủ, nghỉ hoặc phân hoá hoa, cây yêu cầu lượng nước không cao, độ ẩm đất thấp, ở mức 40 - 50% .

Ánh sáng

Ảnh hưởng đến thời gian ngủ, nghỉ, sự phân hóa mầm hoa, nở hoa và phát triển quả của cây. Thời gian chiếu sáng trong ngày quyết định sự hình thành mầm hoa đối với một số loại cây ăn quả.

Gió

Ảnh hướng đến mức độ lưu thông không khí trong vườn cây ăn quả, tăng khả năng thoát hơi nước, tăng hoặc giảm độ ẩm không khí cũng như sự lây lan của các loại sâu, bệnh hại. Chính vì vậy, tính chất (khô, nóng. lạnh) và tốc độ gió có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng. phát triển của cây.

- Đối với cây xoài và cây thanh long, em cần chú ý tới yếu tố ngoại cảnh ánh sáng và nhiệt độ.

- Giải thích: ánh sáng và nhiệt độ là hai yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự phát triển và sản xuất quả của cây.


CH4

Trả lời câu hỏi trang 67 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

Điền thông tin về kĩ thuật trồng và chăm sóc chính đối với cây ăn quả theo mẫu Bảng 1.


Điền thông tin về kĩ thuật trồng và chăm sóc chính đối với cây ăn quả theo mẫu Bảng 1

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

 

Xoài

Thanh long

Nhãn

Quả có múi

Chọn giống tiêu biểu ở địa phương

Xoài tứ quý

Thanh long ruột đỏ

Nhãn Ido

Mít Thái

Chọn thời vụ

Quanh năm, đặc biệt là đầu mùa mưa

Tháng 10 - 11 dương lịch

Tháng 10 - 11 dương lịch

Tháng 5 - 7 dương lịch

Xác định mật độ 

8m × 8m

900 - 1.100 trụ/ha

300 – 350 cây/ ha 

 5 × 6m

Trồng cây

Đào một hốc nhỏ ở chính giữa hố, rạch bỏ túi bầu nilon và đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất vừa bằng cổ rễ, nén chặt xung quanh. Sau đó cắm 2 cọc chéo chữ X vào cây và buộc dây để tránh lây gốc làm chết cây. Sau khi trồng tủ xung quanh gốc bằng rơm, rác mục và tưới nước giữ ẩm cho cây liên tục trong một tháng đầu để tạo độ ẩm cần thiết cho rễ phát triển. Sau trồng 1 tháng cây ổn định, rạch nilon ở vết ghép để cây sinh trưởng, phát triển. Khi cây phát triển được 3 cơi lá thì nên bấm bỏ đọt. Khi cây ra chồi thứ cấp, chọn 3 chồi phát triển mạnh nằm theo hình tam giác đều, bấm đọt như trên, để cho đến khi chồi non của 3 chồi này mọc ra đủ 3 cơi lá nữa thì bấm ngọn tiếp. Cứ thế bấm đọt đến lần thứ 3 thì thôi, để cho cây phát triển tự nhiên. Ở giai đoạn cây trưởng thành, nên cắt tỉa những cành mọc bên trong tán, cành quá gần mặt đất, cành sâu bệnh, cành không hiệu quả và cuống hoa, nhánh vụn của mùa trước.

Chọn các cành to khỏe, thẳng, không sâu bệnh, tuổi cành > 6 tháng. Hom giống dài từ 30 - 40cm, đáy hom (dài 3 - 5cm) được cắt bỏ phần thịt bên ngoài, để lại phần lõi, nhằm tránh thối hom giống.

Khi trồng, đặt phần lõi xuống đất, phần mặt phẳng của thân thanh long ôm sát vào cây trụ và dùng dây nylon buộc cành vào trụ, mỗi trụ đặt 4 hom. Sau khi trồng xong thì tưới nước đẫm cho cây.

Thực hiện trồng nhãn theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, tuân thủ đúng các bước:

- Sử dụng dao tiến hành khoét một lỗ nhỏ ở trên đất, đảm bảo lỗ vừa vặn với bầu cây con.

- Cắt mặt đấy của bầu, sau đó cho cây vào giữa mô đất đã đào trước đó với yêu cầu mặt bầu cần bằng với mặt trên của mô đất.

- Rạch để loại bỏ lớp nylon bọc bên ngoài bầu đất của cây giống.

- Tiến hành việc lấp đất nhẹ nhàng đều khắp hố trồng, nén đất nhẹ nhàng xung quanh gốc.

- Tiến hành cắm cọc tre cho cây nhãn con đảm bảo không bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài gây gãy, đổ.

Quá trình trồng nhãn sau khi hoàn thành chúng ta dùng rơm khô ủ kín mô và tưới nước duy trì độ ẩm thích hợp.

‏Sử dụng cuốc để đào một lỗ lớn hơn so với bầu cây trong hố. Tiếp theo, loại bỏ vỏ bầu cây. Đặt cây vào lỗ sao cho nó đứng thẳng, sau đó đổ đất vào xung quanh cây và nén chặt. Nếu đất quá khô, hãy tưới nước cho cây trước, sau đó sử dụng rơm hoặc cỏ khô để che phủ gốc cây và đặt cọc để giữ cho cây không bị đổ.

Bón phân khi cây cho quả

Bón tối thiểu từ 2-5kg/cây loại phân NPK 16-16-8 và từ 3-4 kg phân KOMIX, chia đều 2 lần bón vào đầu mùa mưa (lúc cây mang trái) và vào tháng 9-10 dương lịch (trước khi cây ra hoa). Lượng phân bón có thể tăng sau những năm trúng mùa để cây phục hồi sức cho trái năm sau.

Thực hiện bón phân 4 – 6 lần mỗi năm vào các thời kỳ của Thanh Long: Phục hồi thanh long sau thu hoạch, dưỡng dây, tạo mầm hoa, nuôi hoa, nuôi trái non, thu hoạch. Bón với lượng 0,3 – 0,5 kg/trụ/lần. Trong thời kỳ nuôi trái có thể sử dụng phân bón windmill để tăng chất lượng.

Sau đậu trái khoảng 1 tuần cần phun phân bón lá có hàm lượng Bo cao để chống rụng trái non. Sau đậu trái khoảng 1 tháng cần bón phân NPK Đầu Trâu 16-16-16 hoặc Đầu Trâu AT3 để dưỡng trái. Việc bón phân gốc cần định kỳ 1,5-2 tháng/lần cho đến trước thu hoạch 1 tháng. Trong thời kỳ cây mang trái cần phun bổ sung các loại phân bón có đạm và kali cao như 10-5-45 và các loại phân có hàm lượng canxi cao nhằm giúp trái lớn đều, chống nứt, nám, thối trái.

Chia làm hai lần bón đầu và cuối mùa mưa. Trong thời gian quả đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), bón mỗi gốc 400-500 g, kết hợp với phân bón lá 0-52-34 hoặc 10-52-17 phun cho cây 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần như vậy trái sẽ chính tập trung, màu thịt quả vàng hơn vàng mùi vị thơm ngon hơn.

Phòng trừ sâu bệnh

Dùng Boocđô phun định kì lúc phát hiện bệnh. Ở trái có thể nhúng vào dung dịch hàn the (borax) pha loãng ở nồng độ 0,06%.

Kiến và ruồi đục trái là hai loại côn trùng hay tấn công trái thanh long, khiến trái bị bệnh, làm hỏng vỏ và thịt quả, làm mất giá trị của quả thanh long. Để ngăn ngừa hai loại côn trùng này, có thể sử dụng các loại bã mồi, liều lượng tùy theo tình huống thực tế của vườn.

Bên cạnh đó, thanh long có thể mắc phải một số loại sâu, bệnh hại khiến cành bị thối, hỏng và phải bị cắt bỏ. Bà con nên chú ý đến tình trạng của cành thường xuyên để kịp thời xử lý từ khi có các dấu hiệu ban đầu, tránh để cây trồng bị ảnh hưởng quá nhiều.

Khi cây ra hoa cần phun ngừa một số sâu, bệnh như: sâu ăn bông, bệnh khô cháy hoa. Chú ý chỉ phun thuốc trước khi ra hoa nở 5 - 7 ngày. Không nên phun thuốc trừ sâu, bệnh khi hoa đang nở sẽ làm rụng hoa.

Phun các loại thuốc trị nấm định kỳ như Anvil, Ridomil, Aliette….

Sử dụng thuốc trừ sâu như Cyperan 5EC, Decis 2.5EC, Bian 40-50EC, Basudin 50EC… vào giai đoạn cây ra lá non, đặc biệt là đầu mùa mưa.

Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, vì có thể gây tồn dư độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng


CH5

Trả lời câu hỏi trang 67 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

 Ở địa phương em có loại cây ăn quả nào phổ biến nhất? Em có thể áp dụng biện pháp kĩ thuật chăm sóc nào cho loại cây ăn quả đó?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Cây ăn quả phổ biến nhất ở địa phương em là cây mơ.

- Một số biện pháp kĩ thuật có thể áp dụng chăm sóc cây mơ là:

Biện pháp

Tác dụng

Chăm sóc đất

Đảm bảo đất trồng cây mơ có độ thông thoáng tốt và đủ dinh dưỡng. Loại đất tốt nhất cho cây mơ là đất sét cát pha hỗn hợp với phấn xám, độ pH từ 6.0 đến 7.0.

Tưới nước

Quản lý hệ thống tưới nước để đảm bảo cây mơ nhận được lượng nước cần thiết. Tránh tình trạng thiếu nước, đặc biệt là trong giai đoạn ra hoa và đậu quả.

Bón phân

Thực hiện bón phân định kỳ để cung cấp dưỡng chất cho cây mơ. Sử dụng phân hữu cơ và phân khoáng phù hợp để đảm bảo sự phát triển và sản xuất quả tốt.

Kiểm soát sâu bệnh

Theo dõi và kiểm soát các loại sâu bệnh gây hại cho cây mơ như sâu đục trái, bệnh vàng lá, và bệnh đạo ôn. Sử dụng biện pháp phòng trừ hữu cơ hoặc hóa học để bảo vệ cây khỏi bệnh tật.

Tỉa cành và tạo dáng cây

Thực hiện tỉa cành và tạo dáng cây để tạo ra hình dáng cây mơ đẹp và thuận lợi cho quá trình chăm sóc và thu hoạch.


CH6

Trả lời câu hỏi trang 67 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

Hoàn thành thông tin theo mẫu Bảng 2.


Hoàn thành thông tin theo mẫu Bảng 2 trang 67 Công nghệ 9

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh và vận dụng kiến thức trong bài đã học để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

 

Xoài

Thanh long

Nhãn

Phương pháp nhân giống

Ghép

Giâm cành

Chiết

Sử dụng giá thể

không

Dùng dây nylon để buộc

không

Sử dụng dao để cắt

không

Sử dụng kéo cắt cành

không


CH7

Trả lời câu hỏi trang 67 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

Khi trồng một loại cây ăn quả, cần phải trả những loại chi phí nhân công nào?

Phương pháp giải:

 Vận dụng kiến thức trong bài đã học và kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Khi trồng một loại cây ăn quả, cần phải trả những loại chi phí nhân công sau:

- Công cắt tỉa chồi, lá và hoa đực

- Công bón phân, cắt cỏ, xới đất

- Công phun thuốc trừ sâu, bệnh

- Công tưới nước 

- Công thu hoạch 

- Công quản lí 


CH8

Trả lời câu hỏi trang 67 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

 Hãy nêu những hoạt động chủ yếu liên quan đến nghề trồng cây ăn quả. Những công việc đó thuộc những ngành nghề nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức trong bài đã học và kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

* Những hoạt động chủ yếu liên quan đến nghề trồng cây ăn quả bao gồm:

Hoạt động

Công việc

Chuẩn bị đất và chăm sóc đất

Bao gồm việc làm mềm đất, phân phối phân bón hữu cơ và khoáng, kiểm soát độ ẩm đất, và cải tạo đất nếu cần thiết.

Chọn giống cây và gieo trồng

Bao gồm việc lựa chọn giống cây phù hợp với điều kiện địa phương, chuẩn bị giống cây và gieo trồng cây vào đất.

Tưới nước và bón phân

Bao gồm việc quản lý hệ thống tưới nước, kiểm soát lượng nước cung cấp cho cây, và bón phân định kỳ để cung cấp dưỡng chất cho cây.

Kiểm soát sâu bệnh

Bao gồm việc theo dõi và kiểm soát sâu bệnh gây hại cho cây, sử dụng các biện pháp phòng trừ và điều trị bệnh phù hợp.

Tỉa cành và bảo dưỡng cây

Bao gồm việc tỉa cành để tạo dáng cây đẹp và thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, cũng như loại bỏ cành bị hỏng hoặc bị nhiễm bệnh.

Thu hoạch và xử lý sản phẩm

Bao gồm việc thu hoạch quả và xử lý sản phẩm để chuẩn bị cho thị trường tiêu thụ.

* Những công việc này thuộc về ngành nghề như:

- Trồng trọt

- Làm vườn

- Kĩ thuật cây trồng và quản lý nông nghiệp.


CH9

Trả lời câu hỏi trang 67 SGK Công nghệ 9 Cánh diều

Hãy nêu những tiêu chí nhằm đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong trồng và nhân giống cây ăn quả.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức trong bài đã học và kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Những tiêu chí nhằm đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong trồng và nhân giống cây ăn quả :

- Đảm bảo sử dụng các loại hóa chất an toàn và tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Đồng thời, cần lưu ý bảo quản hóa chất một cách an toàn và không xả hóa chất vào môi trường.

- Ưu tiên sử dụng các phương pháp kiểm soát sâu bệnh bằng phương pháp hữu cơ như sử dụng côn trùng và vi khuẩn hữu ích, bón phân hữu cơ và thực hiện tỉa cành để tạo điều kiện sinh trưởng tốt cho cây.

- Cung cấp trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho người lao động như mũ bảo hiểm, kính bảo hộ, găng tay, và khẩu trang khi tiến hành các công việc như xử lý hóa chất, tỉa cành hoặc thu hoạch quả.

- Hạn chế sử dụng nước và nguồn tài nguyên tự nhiên một cách hiệu quả. Xử lý chất thải sinh ra từ quá trình trồng và chăm sóc cây một cách bảo vệ môi trường, có thể bằng cách tái chế hoặc xử lý chúng một cách an toàn.

- Cung cấp đào tạo và huấn luyện về an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho nhân viên, nông dân và cộng đồng nông thôn để họ hiểu rõ về các nguy cơ và biện pháp bảo vệ bản thân và môi trường.

- Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn lao động và bảo vệ môi trường đặt ra bởi cơ quan chức năng và tổ chức quốc tế để đảm bảo hoạt động trồng và nhân giống cây ăn quả được thực hiện một cách bền vững và an toàn.

Bài giải tiếp theo