Tiết 4 - Ôn tập cuối học kì II trang 141 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Giải bài tập Tiết 4 - Ôn tập cuối học kì II trang 141 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Câu 1
Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Câu 2
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi :
Cua Càng thổi xôi
Cua Càng đi hội Cõng nồi trên lưng Vừa đi vừa thổi Mùi xôi thơm lừng.
Cái Tép đỏ mắt Cậu Ốc vặn mình Chú Tôm lật đật Bà Sam cồng kềnh.
Tép chuyên nhóm lửa Bà Sam dựng nhà Tôm đi chợ cá Cậu Ốc pha trà. |
Hai tay dụi mắt Tép chép miệng: Xong! Chú Tôm về chậm Dắt tay bà Còng.
Hong xôi vừa chín Nhà đổ mái bằng Trà pha thơm ngát Mời ông Dã Tràng.
Dã Tràng móm mém (Rụng hai chiếc răng) Khen xôi nấu dẻo Có công Cua Càng. |
NGUYỄN NGỌC PHÚ
a) Trong bài thơ trên, mỗi con vật được nhân hóa nhờ những từ ngữ nào?
b) Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?
Phương pháp giải:
a) Em hãy tìm những từ ngữ vốn dùng để chỉ người nhưng lại gán vào vật.
b) Tuỳ em chọn hình ảnh mà mình thích nhất.
Lời giải chi tiết:
a) Trong bài thơ, mỗi con vật được dùng các từ ngữ sau để nhân hoá :
- Cua Càng : thổi xôi, đi hội, cõng nồi
- Tép : được gọi là cái tép, đỏ mắt, nhóm lửa, chép miệng : xong!
- Ốc : được gọi là cậu ốc, vặn mình, pha trà
- Tôm : chú tôm, lật đật, đi chợ, dắt tay bà Còng
- Sam : bà Sam, dựng nhà
- Còng : bà Còng
- Dã tràng : ông dã tràng, rụng hai răng, khen xôi dẻo
b)
Ví dụ : Em thích hình ảnh :
Cua Càng đi hội
Cõng nồi trên lưng
Vừa đi vừa thổi
Mùi xôi thơm lừng.
Vì hình ảnh này tả được con cua có cái mai trên lưng (giống như cái nồi) và vừa đi vừa làm những bong bóng nước sủi ra (giống như nồi cơm đang sôi). Tác giả đã dùng trí sáng tạo để gợi lên một hình ảnh thật ngộ nghĩnh và lí thú.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Tiết 4 - Ôn tập cuối học kì II trang 141 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 timdapan.com"