Nước Mĩ trong những năm 1929-1939

Trong khi giai cấp tư sản của Mĩ đang hết lời ca ngợi sự phồn vinh của nền kinh tế thì cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy bất ngờ bùng nổ vào tháng 10-1929, chấm dứt thời kì hoàng kim của kinh tế Mĩ.


II. Nước Mĩ trong những năm 1929-1939

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1939) ở Mĩ

- Tháng 10-1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ tại Mĩ, chấm dứt thời kì hoàng kim của nền kinh tế Mĩ.

+ Cuộc khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Sau đó lan sang các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp.

+ Năm 1932, khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất: sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% (so với năm 1929), 11,5 vạn công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng (chiếm 40% tổng số ngân hàng) phải đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản…

+ Số người thất nghiệp lên tới hàng chục triệu. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ.

2. Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven

Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội, được gọi chung là Chính sách mới.

* Nội dung Chính sách mới

- Về kinh tế:

+ Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.

+ Thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.

+ Trong đó, Đạo luật Phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

=> Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch. Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. 

- Về đối ngoại:

+ Đề ra Chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh, vốn được Mĩ coi là “sân sau” của mình và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

+ Từ năm 1934, Chính phủ Ru-dơ-ven đã tuyên bố Chính sách láng giềng thân thiện đối với các nước Mĩ Latinh, chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng và hứa hẹn trao trả độc lập, nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này.

+ Tháng 11-1933, Chính phủ Ru-dơ-ven chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Việc làm này xuất phát từ những lợi ích của Mĩ. Trên thực tế, chính quyền Ru-dơ-ven vẫn không từ bỏ lập trường chống cộng sản.

+ Đối với các vấn đề quốc tế, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. Chính sách đó đã góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Bài giải tiếp theo
Nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX đã phát triển như thế nào ?
Vì sao phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phồn vinh của kinh tế Mĩ?
Hãy giải thích vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất vào những năm 1932-1933.
Vì sao thu nhập quốc dân của Mĩ lại phục hồi và phát triển từ năm 1934 ?
Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX?
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) để lại hậu quả như thế nào đối với nước Mĩ ?
Em hãy nêu những điểm cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven.

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa