Nội dung và cách tiến hành bài thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế

1) Chuẩn bị: Một dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị...


BÁO CÁO THỰC HÀNH:

XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ

Họ và tên: .................. Lớp ...................

1. Trả lời câu hỏi

a) Công thức tính điện trở:R = U/I. Tromg đó U (V) là hiệu điện thế dặt vào hai đầu sợi dây dẫn, I (A) là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó.

b) Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn cần dùng dụng cụ đo: vôn kế, mắc dụng cụ này song song với dây dẫn cần đo, chốt (+) của vôn kế được mắc với cực (+) của nguồn điện

c) Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn cần dùng dụng cụ đo là: ampe kế, mắc dụng cụ này nối tiếp với dây dẫn cần đo, chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn điện.

2. Kết quả đo

hình trang 9 VBT vật lí 7

a) Trị số điện trở của dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo:

\(11,1 Ω\), \(10,5 Ω\), \(10,0 Ω\), \(10,0 Ω\), \(10,2 Ω\)

b) Giá trị trung bình của điện trở là:

\(R = \dfrac{{11,1 + 10,5 + 10,0 + 10,0 + 10,2}}{5} = 10,4\Omega \) 

c) Nhận xét về nguyên nhân gây ra sự khác nhau (nếu có) của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo:

Nếu xảy ra sự khác nhau của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo, thì sự khác nhau có thể do sai số trong lúc thực hành, và sai số trong lúc đọc các giá trị đo được.

Bài giải tiếp theo



Từ khóa phổ biến

mau bao cao thuc hanh vat ly 9 bai 3