Nhật kí Đặng Thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm)

Nhật kí Đặng Thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12


Tác giả

Tác giả Đặng Thùy Trâm

1. Tiểu sử

Đặng Thùy Trâm sinh năm 1942 trong một gia đình trí thức ở Hà Nội

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1966, chị xung phong vào công tác ở chiến trường miền Nam trong những năm khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nuốc và được phân công phụ trách một bệnh viện ở viện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, chuyên điều trị cho các thương bệnh binh.

Ngày 22/6/1970, trong một chuyến công tác, chị bị địch phục kích và anh dũng hi sinh chưa đầy 28 tuổi

2. Giải thưởng

Năm 2006, chị được Chủ tịch nước Trần Đức Lương truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Tên chị được đặt cho một trạm xá tại thôn Nga Mân, xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Tên chị cũng được lấy làm tên cho bệnh viện đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm tại thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Tại Hà Nội, tên chị được đặt cho ngõ 477 Hoàng Quốc Việt trước đây.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trục đường từ đường sắt Bắc Nam đến bờ sông Vàm Thuật thuộc Phường 13, quận Bình Thạnh được đặt theo tên chị.

Ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu có một trường mẫu giáo tên Đặng Thùy Trâm.

Bộ phim Đừng đốt do Đặng Nhật Minh làm đạo diễn được dựng lên từ Nhật ký Đặng Thùy Trâm, trong đó chị là nhân vật trung tâm của bộ phim.

Ngày 5 tháng 9 năm 2019, trong khuôn khổ lễ khai giảng năm học 2019-2020, trường THPT Chu Văn An đã khánh thành bức tượng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.

Sơ đồ tư duy Tác giả Đặng Thùy Trâm


Tác phẩm

Nhật kí Đặng Thùy Trâm là tập nhật kí được tác giả viết từ năm 1968 đến 1970. Đó là những dòng ghi chép chân thực về cuộc sống hằng ngày nơi tuyến đầu chống đế quốc Mỹ, về nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh và cả ước mơ, khát khao cháy bỏng ngày đất nước hòa bình để tác giả được trở về với gia đình, với Hà Nội thân yêu