Nếu hành vi chấp hành luật giao thông là một nét đẹp văn hóa, thì văn hóa giao thông cần phải được xây dựng và bồi đắp ra sao? - Ngữ Văn 12

Trong đề án “Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông đến năm 2010” được Chính phủ phê duyệt, đã xác định mục tiêu “Xây dựng các quy tắc đi lại văn minh và đưa các tiêu chí về an toàn giao thông vào tiêu chuẩn gia đình văn hóa”.


Trong đề án “Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông đến năm 2010” được Chính phủ phê duyệt, đã xác định mục tiêu “Xây dựng các quy tắc đi lại văn minh và đưa các tiêu chí về an toàn giao thông vào tiêu chuẩn gia đình văn hóa”. Hà Nội và một số địa phương đã bắt đầu đề cập việc xây dựng văn hóa giao thông như một giải pháp vừa cấp thiết vừa có ý nghĩa cơ bản, bảo đảm sự bền vững đối với lĩnh vực trật tự an toàn giao thông. Song nội dung văn hóa giao thông có phạm vi rất rộng, vấn đề đặt ra là nên bắt đầu từ những tiêu chí cụ thể nào?

Ai cũng biết, ít có lĩnh vực nào mà sự tiếp xúc giữa con người với nhau lại diễn ra trong dạng động, trên quy mô lớn, phạm vi rộng và liên tục như hoạt động giao thông. Đã có rất nhiều quy định bắt buộc hoặc chỉ dẫn người tham gia giao thông về hành vi, thái độ ứng xứ bảo đảm an toàn giao thông và trật tự xã hội.

Trong đó, nhiều tiêu chí văn hóa giao thông đã được “luật hóa" thông qua các quy định bằng văn bản, hệ thống biển báo và tín hiệu giao thông. Điều đó có nghĩa là ý thức tự giác chấp hành đúng các quy tắc giao thông đã cơ bản thể hiện văn hóa trong giao thông...

Tuy nhiên, các quy tắc không thể bao quát hết những vấn đề cuộc sống đang đặt ra. Hơn nữa, trong từng giai đoạn, cần nhấn mạnh một số tiêu chí phù hợp bối cảnh thực tiễn.

Theo chúng tôi, trước mắt về “xây", nên tập trung vào các nội dung: nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, người lái ô tô, trước hết là đội ngũ lái xe khác: định hình thói quen ngồi lên mô tô, xe máy là đội mũ bảo hiểm; tự kiềm chế không sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện...

Về “chống”, trước hết cần chống hành vi đối phó. Bởi vì, hành vi “đối phó” (chỉ cho xe chạy đúng tốc độ khi biết có cảnh sát giao thông ở phía trước, đút tiền cho người thi hành công vụ đề tránh bị phạt, ngồi trên mô-tô, xe máy buổi tối không đội mũ bảo hiểm hoặc chỉ đội mũ bảo hiểm khi đến gần chốt kiếm tra rất dễ “lây lan”, làm giảm hiệu lực của một số quy định dùng và gây ảnh hưởng không tốt đối với những người tham gia giao thông khác.

Khắc phục hành vi “đối phó" cũng rất có ý nghĩa đối với việc xây dựng môi trường giao thông văn hóa, trong đó có nội dung “người vi phạm tự mình biết hổ thẹn và bị người chung quanh phê phán” dù chỉ bằng ánh mắt hoặc cái lắc đầu bày tỏ thái độ không đồng tình.

 

Bài giải tiếp theo
"Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm “chúng ta và họ" ... bắt đầu từ chính các bạn”. Bạn có thể làm gì để hưởng ứng lời kêu gọi ấy? - Ngữ Văn 12
Bạn có ý kiến gì trước cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong xã hội nước ta - Ngữ Văn 12
Viết bài bình luận ngắn về tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay (không quá 400 từ) - Ngữ Văn 12
Bàn luận về vấn đề: "Nếu hành vi chấp hành luật giao thông là một nét đẹp văn hóa, thì văn hóa giao thông cần phải được xây dựng và bồi đắp ra sao?" - Ngữ Văn 12
Anh (chị) hãy viết một đoạn văn từ 400 đến 600 từ nói về suy nghĩ của anh (chị) về việc ô nhiễm môi trường hiện nay - Ngữ Văn 12
Anh (Chị) hãy viết một bài văn nghị luận trình bày những suy nghĩ của mình về việc bán hàng rong trên đường phố hiện nay - Ngữ Văn 12
Nghị luận xã hội “Hiện tượng nghiện Internet trong thanh niên, học sinh ngày nay” - Ngữ Văn 12
Đáng tự hào cho những tấm lòng nhân đạo bao la giữa người với người - Ngữ Văn 12
Chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa - Ngữ Văn 12
Hoàng Sa - Trường Sa - Nơi đầu sóng - Ngữ Văn 12

Video liên quan



Bài giải liên quan

Từ khóa