Mục III - Phần A - Trang 105 Vở bài tập Vật lí 8

Giải trang 105 VBT vật lí 8 Mục III - Vận dụng (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 22


Đề bài

III -  VẬN DỤNG


C8.

Ví dụ 1: Dùng một que sắt đưa một đầu vào bếp than đang cháy, một lúc sau cầm vào đầu còn lại ta thấy đầu này cũng bị nóng.

Ví dụ 2: Đun nóng phía dưới ấm chứa nước, lát sau nước trong ấm cũng nóng lên.

Ví dụ 3: Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, một lúc sau ta thấy đầu thìa bạc còn lại cũng bị nóng.


C9.

Nồi, xoong làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn nhanh chín.

Bát, đĩa làm bằng sứ  vì sứ là chất dẫn nhiệt kém, không gây bỏng tay khi cầm bát đĩa thức ăn nóng, đồng thời giữ nóng thức ăn được lâu hơn.`


C10.

Mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày là vì mặc cùng lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí ở giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt kém nên có thể giữa ấm cho cơ thể tốt hơn. 


C11.

Chim thường hay đứng xù lông vào mùa đông vì mùa đông thời tiết lạnh, chim xù lông đế tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém. Điều này giúp chim được giữ ấm hơn.


C12.

Trong những ngày rét sờ vào kim loại thấy lạnh vì kim loại dẫn nhiệt rất tốt. Những ngày rét, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại và phân tán trong kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh.

Trong những ngày nắng nóng sờ vào kim loại thấy nóng vì nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nên nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác nóng.

Ghi nhớ:

- Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

- Chất rắn dẫn nhiệt tốt: Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.