Mục I - Phần A - Trang 111,112,113 Vở bài tập Vật lí 7

Giải trang 111,112,113 VBT vật lí 7 Mục I - Tự kiểm tra (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 30


Đề bài

I - TỰ KIỂM TRA


1 - 3

1. Đặt một câu với các từ: cọ xát, nhiễm điện.

Lời giải:

Có thể là một trong các câu sau hoặc tương tự:

- Thước nhựa bị nhiễm điện khi bị cọ xát bằng mảnh vải khô.

- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cọ xát.

- Nhiều vật bị nhiễm điện khi được cọ xát.

- Cọ xát là một cách làm nhiễm điện nhiều vật.

2. Có những loại điện tích nào? Các điện tích loại nào thì hút nhau? Loại nào đẩy nhau?

Lời giải:

* Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.

* Điện tích khác loại thì hút nhau. Điện tích cùng loại thì đẩy nhau.

3. Đặt một câu với các cụm từ: vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm electron, mất bớt electron.

Lời giải:

Vật nhiễm điện dương do mất bớt electron.

Vật nhiễm điện âm do nhận thêm electron.


4 - 5

4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây:

Lời giải:

a) Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

b) Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.

5. Các vật hay vật liệu nào sau đây là dẫn điện ở điều kiện bình thường?

a) Mảnh tôn

b) Đoạn dây nhựa

c) Mảnh nilông

d) Không khí

e) Đoạn dây đồng

f) Mảnh sứ.

Lời giải:

Ở điều kiện bình thường:

- Các vật (vật liệu) dẫn điện là: a) Mảnh tôn; e) Mảnh dây đồng

- Các vật (vật liệu) cách điện là: b) Đoạn dây nhựa; c) mảnh polyetylen (nilon), d) không khí; f) Mảnh sứ.


6 - 8

6. Kể tên 5 tác dụng chính của dòng điện.

Lời giải:

Năm tác dụng chính của dòng điện là: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí.

7. Hãy cho biết tên đơn vị của cường độ dòng điện và tên dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.

Lời giải:

- Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A).

- Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện là ampe kế.

8. Đơn vị của hiệu điện thế là gì? Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ nào?

Lời giải:

- Đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V)

- Dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế là vôn kế.


9 - 10

9. Đặt một câu với các cụm từ: hai cực của nguồn điện; hiệu điện thế.

Lời giải:

- Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế.

- Số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện là hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đó khi để hở hoặc khi chưa mắc vào mạch.

10. Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì?

Lời giải:

Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp:

- Cường độ dòng điện như nhau tại các vị trí khác nhau của mạch.

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế trên mỗi đèn.


11 - 12

11. Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song, hiệu điện thế và cường độ dòng điện có đặc điểm gì?

Lời giải:

Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song:

- Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn và giữa hai điểm nối chung đều bằng nhau.

- Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn.

12. Hãy nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

Lời giải:

+ Chỉ làm các thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.

+ Phải sử dụng các dây dẫn có vở bọc cách điện.

+ Mạch điện dân dụng gồm hai dây dẫn là dây nóng và dây nguội. Giữa chúng có hiệu điện thế là 220V và dây nguội được nối với đất ở trạm phát điện. Vì thế giữa dây nóng và cơ thể người chạm đất có hiệu điện thế 220V và là nguy hiểm với cơ thể người. Do đó không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.

+ Khi có người bị điệ giật thì không được chạm vào người đó mà phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.

 

Bài giải tiếp theo
Mục II - Phần A - Trang 113,114 Vở bài tập Vật lí 7
Mục III - Phần A - Trang 115 Vở bài tập Vật lí 7